Theo các chuyên gia, số người bị rối loạn tâm thần ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng, nhất là giới trẻ, do phải đối mặt với nhiều áp lực. Đáng lo ngại là nhiều người bỏ qua những triệu chứng ban đầu, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã muộn.
Trước khi vào khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình, bệnh nhân Trịnh Thị Thịnh đã trải qua thời gian dài mất ngủ, tâm trạng bất ổn triền miên. Nhưng, cả chị Thịnh và người nhà đều chủ quan trước những dấu hiệu ban đầu nên đến khi nhập viện thì mới phát hiện bị rối loạn lo âu giai đoạn nặng.
Bà Nguyễn Thị Hảo, người nhà bệnh nhân Trịnh Thị Thịnh: "Cứ nghĩ nó đau đầu do thời tiết như thế nào thôi chứ không nghĩ nó nặng như bây giờ, xong đến lúc nó choáng, nó ngã ra, choáng nhiều, mất ngủ nhiều, đau vai gáy,.. gia đình cho em về đây điều trị."
Khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình hiện có tới gần 1/3 số bệnh nhân là những người trẻ, chỉ từ khoảng 20 đến ngoài 30 tuổi. Chủ yếu mắc rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm. Đa phần nguyên nhân xuất phát từ áp lực công việc, áp lực cuộc sống, bất hòa với gia đình, người thân.
Đáng lưu ý, tỷ lệ đi khám các bệnh về tâm thần lại chưa cao. Phần do nhiều người chỉ nghĩ rằng mình cảm thấy mệt mỏi chứ không thể mắc bệnh, hoặc nghĩ rằng bệnh không quá quan trọng nên không quan tâm. Nhiều người lại giấu bệnh, tự chữa trị qua các thầy lang, thầy cúng. Có người thì đi khám các chuyên khoa khác mà không xác định được nguyên nhân, ít người nghĩ đến căn nguyên tâm thần.
Đáng nói hơn cả là sự thiếu hiểu biết về bệnh tâm thần của một bộ phận người dân. Khi nghe tới rối loạn tâm thần, họ thường nghĩ là điên chứ không biết có nhiều loại bệnh.
Bác sĩ Trần Văn Trường, trưởng khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: "Nếu không được điều trị kịp thời các triệu chứng lo âu hồi hộp căng thẳng sẽ trở thành kéo dài, mãn tính, rất dễ khiến bệnh nhân lạm dụng thuốc.. Chuyên khoa chúng tôi đưa ra lời khuyên với BN là nên sống trong môi trường lành mạnh, tạo tâm lý hài hòa."
Các bác sĩ cũng cho biết, gia đình và người thân cần có sự quan tâm, tư vấn, phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường trong tâm lý người bệnh. Khi có những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, đau đầu, chóng mặt, lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, buồn chán, cần đưa đến chuyên khoa tâm thần để được tư vấn, khám và điều trị.
Bên cạnh đó, ngành y tế đang tiếp tục tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân, giảm sự kì thị, phân biệt đối xử trong xã hội đối với người mắc bệnh tâm thần.
Hà My
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét, biểu quyết thông qua các dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...