Nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe chỉ từ cách dùng đũa trong ăn uống

Thứ 3, 26/09/2017 | 09:22:42
3,369 lượt xem

Nhiều gia đình có thói quen dùng đũa mốc để ăn uống. Việc này có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường.

Đũa tre, đũa gỗ là loại đũa thông dụng nhất thường được bày bán trên thị trường hiện nay. Chính vì thế, hầu hết các gia đình Việt Nam cũng đang sử dụng loại đũa này để ăn cơm. Sau một thời gian sử dụng, những đôi đũa gỗ có thể bị mốc. Theo lý thuyết, những đồ vật bị hư hỏng như vậy lẽ ra không nên tiếp tục sử dụng. Nhưng trên thực tế, nhiều người lại chủ quan và không hề bận tâm, chỉ vệ sinh đũa mốc lấy lệ rồi lại dùng chúng để ăn uống. Việc này sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm khó lường cho sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.

Đũa mốc có hại cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Tại sao đũa tre lại bị mốc?

Dù là đũa mới hay đũa đã qua sử dụng, nếu bạn để chúng trong môi trường ẩm ướt, nhiều hơi nước, đũa sẽ nhanh chóng bị mốc. Ngoài ra, các yếu tối khác như thời gian sử dụng hay việc vệ sinh cũng có thể dẫn tới hiện tượng này. Cụ thể là:

- Vệ sinh đũa không sạch sẽ

- Dùng đũa lâu năm mà không thay thế

- Không để đũa ở nơi ráo nước sau khi rửa

- Đũa mới mua về cất và bảo quản không cẩn thận, khi cần mới mang ra dùng

...

Dùng đũa mốc nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, hoặc chủ quan không nghĩ rằng đũa bị hỏng có thể gây nguy hại cho cơ thể. Chính vì thế, họ chỉ rửa lại, lau qua hoặc tráng nước sôi là được, rồi lại dùng đũa mốc để ăn tiếp.

Theo các chuyên gia y tế, việc dùng lại đũa mốc để ăn uống là hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ, nấm mốc bám trên vật dụng này có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Khi ăn phải đồ ăn có dính nấm mốc này, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc phải nhập viện.

Đặc biệt, trong môi trường ẩm ướt có rất nhiều vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Chúng có thể bám vào thân đũa và lẩn quất trong những hạt mốc. Hai loại vi sinh vật này đều có khả năng gây ra nhiều bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt các bệnh cấp tính, nghiêm trọng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những biểu hiện ban đầu của chứng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc E.coli do ăn đũa mốc có thể là các thương tổn ngoài da như chốc lở, viêm nang lông, xuất hiện mụn nhọt, lở loét da...

Nấm mốc trên đũa có thể chứa độc tố gây ung thư (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, tác hại nghiêm trọng nhất phải kể đến của dùng đũa mốc chính là khả năng gây ra ung thư cho người sử dụng, phổ biến nhất là ung thư gan.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, đũa mốc có thể có chứa nấm mốc độc bất thường có chứa Aspergillus Flavus hoặc Aflatoxin B1. Đây là các chất chứa độc tố gây ung thư gan. Không chỉ có thể gây ngộ độc cấp tính như nôn ói, đau bụng, co giật hay hôn mê như các loại nấm mộc thông thường, nấm độc còn "ký gửi" được chất độc vào và để chúng tích lũy ngày một nhiều trong cơ thể người. Lâu dần, hiện tượng nhiễm độc mãn tính này sẽ bùng phát và trở thành các căn bệnh nghiêm trọng khó điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Ngoài khả năng gây ung thư, chất độc này cũng đồng thời phá hủy các cơ quan nội tạng khác, gây ra cái chết do phù não và tim, gan, thận tích mỡ, tích độc...

Lưu ý khi sử dụng đũa ăn trong gia đình

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi cho rằng đũa mốc vô hại, hoặc nghĩ là chỉ cần tráng nước sôi là có thể tiêu diệt được khuẩn mốc có hại trên đũa. Trên thực tế, chất độc gây ung thư Aspergillus và  Aflatoxin đều không bị phân hủy ở mức nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C). Chúng có khả năng chịu nhiệt tốt và rất khó có thể tiêu trừ. Bạn sẽ cần 1 lượng nhiệt đạt mức 280 độ C mới có thể "diệt trừ" các tác nhân gây hại "cứng đầu này".

Nên thay đũa mới khi đũa cũ đã bị mốc hoặc sử dụng quá lâu (Ảnh: Internet)

Tốt hơn hết, bạn hãy thường xuyên rửa thật sạch đũa sau khi ăn bằng dầu rửa bát hoặc xà phòng. Lau thật khô hoặc để đũa ráo nước ở nơi thông thoáng, khô mát. 

Mỗi tuần một lần, bạn nên luộc đũa trong nước sôi rồi phơi khô ở nơi có nắng để có thể tiêu diệt, hạn chế sự phát triển và lây lan của các loại nấm mốc, độc tố.

Không lưu trữ đũa mới lâu ngày ở nơi ẩm thấp. Nếu mua mới để sử dụng luôn, bạn hãy rửa sạch và trần qua nước sôi để đũa đảm bảo vệ sinh.

Với các đôi đũa đã sử dụng trong một thời gian dài, bị nấm mốc, tróc đầu, bạn đừng nên tiếc nuối và cố gắng sử dụng lại. Chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn. Hãy bỏ đũa cũ đi và  dùng đũa mới để thay thế.

Và hãy nhớ rằng, thời gian sử dụng lý tưởng nhất cho một đôi đũa là từ 3-6 tháng. Nắm được những quy tắc trên, bạn có thể đảm bảo cho bản thân và các thành viên trong gia đình luôn có sức khỏe tốt, và miễn nhiễm với các tác nhân gây bệnh.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...