Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Thời gian gần đây, căn bệnh nguy hiểm này đang có dấu hiệu gia tăng. Chỉ trong vòng 3 tuần, toàn tỉnh liên tiếp có 3 trẻ mắc viêm não Nhật Bản, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhân nhi ở xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải. Trẻ chưa đủ tuổi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và mẹ của trẻ cũng không tiêm phòng loại vắc xin này. Ngay khi nhận được thông tin, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với Trạm y tế xã và Trung tâm y tế huyện thực hiện các biện pháp chống dịch kịp thời.
YS Phạm Thị Tằm - Trạm trưởng Trạm y tế xã Nam Hồng (Tiền Hải): Trạm y tế đã họp ban chỉ đạo phòng chống dịch, triển khai 1 số nội dung, điều tra xác minh ca bệnh, yếu tố dịch tễ, phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy, loăng quăng, tuyên truyền tới người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè. Trạm y tế xã viết bài và phối hợp với đài truyền thanh phát bài hàng ngày vào các buổi sáng thời lượng từ 5 - 10 phút về các bệnh viêm não Nhật Bản.
Đáng lưu ý, tất cả các trường hợp viêm não Nhật Bản ở Thái Bình đều là nội sinh, mầm bệnh phát sinh tại địa phương và có nguy cơ lây lan thành dịch. Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát, Trung tâm Y tế Dự phòng đang tăng cường giám sát thường xuyên tại các xã trọng điểm có nguy cơ. Rà soát vật tư, thuốc, hóa chất chống dịch tuyến huyện, xã và hoạt động tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng tại các địa phương. Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động lật úp các dụng cụ chứa nước, vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở sạch sẽ, đặc biệt chú ý vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu.
TS,BS Phạm Hữu Thắng - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, TTYTDP tỉnh: Chúng tôi khuyến cáo người dân thực hiện 1 số biện pháp như diệt loăng quăng bọ gậy 1 cách chủ động, có thể là chúng ta sử dụng các hóa chất để phun hoặc có thể nằm màn tránh muỗi đốt. Thứ 2 là các trẻ nên được tiêm chủng phòng viêm não Nhật bản 1 cách chủ động. Những trẻ nào hoặc những người nào đang trong vùng dịch nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng.
Cũng theo Trung tâm y tế dự phòng, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Đa phần các trường hợp mắc viêm não Nhật Bản có nguyên nhân do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm không đủ số mũi.
Cũng cần lưu ý, khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương như đau đầu, đặc biệt là vùng trán, đau bụng, buồn nôn và nôn, xuất hiện cứng gáy... cần nghĩ đến khả năng mắc viêm não Nhật Bản và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...