Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được lành lặn và khỏe mạnh. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh là biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ghi nhận của phóng viên Thaibinhtv tại Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tỉnh Thái Bình.
Sau 3 tháng đi vào hoạt động, Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh thực hiện khám cho trên 900 bệnh nhân, phát hiện 75 trường hợp có nguy cơ dị tật. Tất cả các bà mẹ mang thai khi đến đây đều được tư vấn về ý nghĩa và hiệu quả của các biện pháp sàng lọc; được siêu âm phát hiện sớm những bất thường về hình thái thai; chọc ối phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi. Trẻ sơ sinh được lấy máu gót chân để phát hiện các bệnh rối loạn bẩm sinh liên quan đến nội tiết – chuyển hóa – di truyền thường gặp.
Chị Phạm Thị Luyến, xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải cho biết: “Em được kiểm tra siêu âm định kỳ, sau đó lấy máu làm xét nghiệm để kiểm tra sàng lọc trước sinh cho em bé... Kết quả là các chỉ số của em bé đều bình thường nên rất yên tâm”.
Với các trang thiết bị đồng bộ, nhất là hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh có thể phát hiện được trên 40 loại bệnh với độ chính xác cao. Việc phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề về cả trí tuệ và thể chất. Nhiều căn bệnh nguy hiểm như suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD gây thiếu máu, chậm phát triển trí tuệ, có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm nhờ sàng lọc.
Bác sĩ CKI Lương Thị Thơm, trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tỉnh Thái Bình cho biết: “Chúng tôi sàng lọc trước sinh thì làm double test, triple test. Cái double test thì từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13, phát hiện hội chứng đao và dị tật ống thần kinh. Còn triple test làm từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20, cũng dị tật ống thần kinh và dị tật nhiễm sắc thể 21 và 18”.
Bác sĩ CKI Phan Quang Mát, Giám đốc Trung tâm sàng lọc – chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tỉnh Thái Bình cho biết: “Chúng tôi cũng đang cố gắng củng cố chương trình tư vấn giải thích cho các sản phụ hiểu được những vấn đề quan trọng của việc sàng lọc trước sinh và lấy máu gót chân sơ sinh... liên kết đào tạo với Bệnh viện Phụ sản TƯ, với những trung tâm lớn trong cả nước về sàng lọc dị tật”.
Giảm tối đa số trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, đưa những đứa trẻ từ một bệnh nhân thành một người khoẻ mạnh, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và tỷ lệ trẻ em chậm phát triển, nâng cao chất lượng dân số - Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh. Chiến lược “Dân số và sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020” cũng đặt ra mục tiêu, bảo đảm tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 50% và tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 80% vào năm 2020.
Hoạt động của Trung tâm sàng lọc – chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đang góp phần giúp Thái Bình tiến tới hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...