Phát hiện đột quỵ sớm

Thứ 5, 09/02/2017 | 08:47:52
522 lượt xem

Đột qụy, hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm và di chứng vận động như liệt tay chân, liệt nửa người, hoặc rối loạn ngôn ngữ.

Ông Bùi Công Minh có tiền sử tăng huyết áp, tuổi lại cao, nên khi bị đột qụy, đột ngột liệt nửa người bên trái, nhiều người tưởng ông sẽ khó phục hồi, có khả năng liệt vĩnh viễn. Nhưng, nhờ được phát hiện và đưa vào cấp cứu tại khoa thần kinh, BVĐK tỉnh kịp thời, chỉ sau chưa tới 1 tuần, sức khỏe ông Minh đã khá lên đáng kể.

Anh Đỗ Công Thắng - Người nhà BN Bùi Công Minh: Hôm ăn cơm ở nhà ông bị đột quỵ, ngã xuống rồi gia đình đưa đến BV trong 1 tiếng rồi chuyển về phòng cấp cứu khoa nội thần kinh này, được các bác sĩ chăm sóc, tiêm thuốc trong nửa tiếng là bình phục dần dần, đã giơ được tay lên rồi thì từ hôm tập đi đến hôm nay đã ổn rồi.

Khi bị cơn đột quỵ, người bệnh chỉ có khoảng “thời gian vàng” để cấp cứu là trong vòng 4 giờ đồng hồ. Nếu vượt ngưỡng thời gian này, cơ hội thành công kém, nguy cơ tử vong cao, có sống cũng để lại nhiều tai biến. Từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị đột quỵ, thuộc khoa thần kinh, BVĐK tỉnh tiếp nhận gần 200 bệnh nhân. Đáng lưu ý, trong số đó chỉ có 5 trường hợp đến kịp trong khoảng “thời gian vàng”. 

 Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Ích - Trưởng khoa Thần kinh, BVĐK tỉnh: Để người dân nhận biết được đột qụy sớm thì có 5 dấu hiệu: Liệt mặt, liệt tay, liệt chân, đặc biệt là liệt nửa người. BN có biểu hiện rối loạn về lời nói hoặc không hiểu lời nói. Rối loạn về ý thức, lú lẫn hoặc không nhận thức được. Đau đầu không tìm được nguyên nhân và rối loạn hành vi.

Hiện đơn vị đột qụy đang áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết để điều trị đột qụy. Ưu điểm của phương pháp này là không có tỷ lệ tử vong, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và hoàn toàn không để lại di chứng. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cảnh báo, những phương pháp sơ cứu đang được truyền miệng hiện nay như chích máu ngón tay hay dái tai đều không có cơ sở khoa học và còn làm lãng phí “thời gian vàng” cứu sống bệnh nhân.

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...