Ngồi lâu một chỗ suốt 2-3 giờ làm cho các cơ cổ, vai, lưng căng ra, giảm sự trao đổi chất dẫn đến đau nhức, cứng hoặc co cơ, còn gọi là hội chứng bệnh bàn giấy.
Ngồi lâu trong phòng làm việc, hội đàm bàn bạc, đọc sách, viết bài... rất dễ dẫn đến đau cổ, vai, gáy. Tình trạng đau này không giống như đau do tổn thương của lao động mà kết hợp của nhiều bệnh, được gọi chung là ''chứng bệnh bàn giấy''. Biểu hiện chủ yếu của bệnh này là đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đau nhức cổ vai. Một số người có cảm giác tê ở vai, cánh tay, giảm thị lực...
Khảo sát cho thấy trong số người mắc ''chứng bệnh bàn giấy'', 60% làm công việc văn phòng trên 10 năm ở tư thế cổ luôn gập xuống 45 đến 60 độ, thời gian ngồi liên tục từ 3 giờ trở lên. Tình trạng này hay gặp nhất ở những người làm công tác khoa học kỹ thuật, đồ họa, biên tập viên, nhà văn, nhân viên đánh máy, họa sĩ điêu khắc... bởi họ phải thường xuyên làm việc trong tư thế cúi đầu.
Quan sát trên lâm sàng cho thấy một người làm việc lâu trong tư thế cúi đầu làm cho cơ cổ, vai, lưng căng ra, tuần hoàn máu cục bộ không tốt. Suốt thời gian này lượng máu và ôxy sạch bị giảm cung cấp đến các tổ chức trong khi lượng dioxit cacbon và axit lactic sinh ra trong quá trình trao đổi chất giữa các cơ quan bị tích tụ tại chỗ kích thích đầu dây thần kinh trong bắp cơ dẫn đến cảm giác mỏi, đau nhức, cứng lại hoặc bị co cơ.
''Chứng bệnh bàn giấy'' ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc, học tập. Do vậy mỗi người cần phải tích cực phòng ngừa bằng cách:
- Sau khi ngồi liên tục 2 giờ cần phải đứng dậy vận động khoảng 10 đến 20 phút, tập thể dục cho cơ cổ, vai lưng đàn hồi trở lại trạng thái tự nhiên.
- Tập luyện co cơ cổ, vai, lưng hàng ngày bằng bài tập ngửa đầu, gập cổ, quay đầu sang 2 bên 50 lần. Ưỡn ngực, vươn vai 25 lần.
- Dùng gối thấp khi ngủ. Gối cao làm cho cổ luôn ở tư thế gập về trước càng khiến tình trạng đau mỏi nghiêm trọng hơn.
- Những lúc bình thường nên tạo thói quen ngửa cổ ra phía sau để giảm bớt tình trạng căng cơ cổ.
- Không ngủ gục trên bàn bởi tư thế này có thể làm cho nhãn cầu bị chèn ép gây biến hình giác mạc, cung độ thay đổi gây giảm thị lực. Ngoài ra còn làm cho ngực bị chèn ép ảnh hưởng đến hô hấp, gia tăng gánh nặng cho tim, phổi. Nếu bạn ngủ trong tư thế đè lên 2 cánh tay sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và sự dẫn truyền thần kinh gây tê tay. Thời gian ngủ gục quá lâu có thể làm cho ngực bị thiếu dưỡng khí, não thiếu oxy gây chóng mặt, ù tai, mỏi chân tay.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...