Những căn bệnh nguy hiểm rình rập mùa mưa bão và cách phòng tránh

Thứ 6, 19/08/2016 | 08:37:34
594 lượt xem

Mùa mưa bão khiến nền nhiệt luôn ẩm thấp là yếu tố vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bệnh và bùng phát thành dịch.

Thương hàn

Đây là một bệnh dễ lây lan trong mùa mưa qua thực phẩm và nước đã nhiễm độc với các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, biếng ăn, tiêu chảy hoặc táo bón…Do vậy trong mùa mưa bão cần đun sôi nước uống thêm 2 phút, chế biến kỹ thực phẩm, đậy điệm thức ăn để tránh ruồi và côn trùng khác.

Bệnh tiêu hóa

Mưa bão sẽ khiến môi trường, nguồn nước xung quanh bị nhiễm bẩn, từ đây phát sinh ra rất nhiều trường hợp người lớn trẻ nhỏ nhiễm bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột khiến nhiễm bệnh.

Bệnh dịch tả cũng dễ mắc nếu không được vệ sinh sạch sẽ trong mùa mưa ẩm thấp. Ảnh minh họa.

Bệnh dịch tả cũng dễ mắc nếu không được vệ sinh sạch sẽ trong mùa mưa ẩm thấp. Ảnh minh họa.

Nặng hơn đó là kiết lỵ là do ký sinh trùng amip gây ra. Bệnh lây theo đường ăn uống (phân - miệng), gây bệnh ở đường ruột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột sốc nhiễm trùng, nhiễm độc...Đặc biệt, mưa bão là điều kiện thuận lơi cho vi khuẩn dịch tả phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở những khu vực ô nhiễm, việc sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Người mắc bênh tả có biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng thành nước, chuột rút... Ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tiêu chảy cấp. Nếu không kịp thời chữa trị có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, cần thực hiện khẩu hiệu ăn chín uống sôi. Không nên đun đi đun lại đồ ăn cho bé bằng lò vi sóng vì bản chất lò vi sóng không diệt được 100% vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, cần giữ gìn vệ sinh tay chân răng miệng tốt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Bệnh về da

Mùa mưa thường kéo theo bão, lụt. Việc vệ sinh kém, khu vực sinh hoạt ô nhiễm khiến ghẻ có khả năng sinh sôi và lây truyền rất nhanh. Ký sinh trùng xâm nhập vào da, gây tổn thương, tạo thành những mụn nước, rãnh ghẻ. Người bệnh sẽ rất ngứa và gãi nhiều. Việc không điều trị kịp thời sẽ dẫn nhiễm khuẩn, gây mưng mủ hoặc bị viêm da.

Thời tiết ẩm thấp, mưa bão, bạn cũng có khả năng mắc bệnh viêm nang lông rất cao. Khi điều kiện vệ sinh, nước sạch bị nhiễm bẩn, đi ngoài mưa về bạn không vệ sinh tắm rửa cẩn thận, bạn nên nhớ lúc này vi khuẩn sẽ được hình thành và phát triển ở trên tóc, lông ở vùng kín. Không ít người bị vi khuẩn tấn công và xuất hiện mụn mủ gây ngứa, loét ngoài da…

Nước ăn chân cũng là một căn bệnh thường gặp khi mưa bão. Nguyên nhân của bệnh này là do nấm kí sinh gây ra, đặc biệt với những người hay đi chân trần, lội nước lâu. Khi bị nước ăn chân, da chân ở các kẽ bị bong vảy, ngứa ngáy, dần dẫn da bị mủn trắng, loét, chảy dịch, nứt kẽ rất đau. Bệnh gây ngứa, rát và khó chịu và có thể lan ra rìa hay mu bàn chân. Nếu để lâu, vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và lan rộng, gây mưng mủ, sưng viêm, ảnh hưởng đến việc đi lại.

Do đó, cách tốt hơn cả đó là bạn cần giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước ngập. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt là trẻ em với hệ miễn dịch còn non yếu hơn, cha mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh cẩn thận.

Sốt xuất huyết

 

Ẩm thấp là điều kiện để muối vẵn phát triển. Ảnh minh họa

Ẩm thấp là điều kiện để muối vẵn phát triển. 

Bệnh về hô hấp

Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Do vậy, người dân cần tăng cường công tác vệ sinh nơi ở, loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng. Đến khám khi có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sốt rét để không lan thành dịch.

Thời tiết ẩm thấp, mưa gió làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó phải kể đến cảm cúm, cảm lạnh. Cúm là bệnh thường gặp, nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí tử vong. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Trong thời tiết như hiện nay, người lớn đã dễ mắc, trẻ em còn là đối tượng dễ mắc hơn cả nên cha mẹ cần hết sức lưu ý tới tình trạng sức khỏe của trẻ. Cho trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Những thực phẩn như hoa quả giàu vitamin C, thịt cá trứng sữa, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, vận động hợp lý. Nếu trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể tiến hành rửa mũi cho bé hàng ngày.

Nếu bé bị sốt, cha mẹ cần cho bé hạ sốt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, cho bé ở nơi tránh gió lùa, tránh môi trường có khói thuốc lá…

Bệnh viêm gan A

Bệnh do một loại virus lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virus từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác.

Để phòng tránh viêm gan A cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. Các loại hải sản có vỏ như sò, trai được bán khá rẻ trong mùa mưa vì dễ đánh bắt nhưng cần được nấu tối thiểu 4 phút để đảm bảo diệt hết vi khuẩn.

Bệnh về xương khớp

Cùng với những bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hóa, bệnh về xương khớp chiếm tỉ lệ khá cao số người bị mắc phải, đặc biệt ở những người có tuổi, có tiền sử mắc bệnh. Thời tiết thất thường, lúc nóng lúc lạnh, mưa nắng bất chợt khiến nhiều người bị đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.

Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.

Để phòng bệnh xương khớp trong những ngày mưa bão, người bệnh nên tránh ra ngoài trời mưa lạnh, năng tập luyện thể thao trong nhà. Tập luyện thường xuyên được coi là một phương thuốc hữu hiệu có ích cho sức khỏe con người, đăc biệt những người có tiền sử bệnh xương khớp. Điều quan trọng, mọi người cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, có thói quen ăn uống lành mạnh bổ sung canxi, uống nhiều nước.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...