Phòng sốt xuất huyết

Thứ 4, 10/08/2016 | 14:12:51
626 lượt xem

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Đến nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy việc tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng.

Hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường phòng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Miền Bắc đang diễn biến thời tiết thất thường, nắng nóng mưa nhiều, di biến động dân cư lớn, nhiều công trường xây dựng, thiếu nước sạch tạo thói quen cho người dân tích trữ nước, vệ sinh môi trường kém, nhiều phế liệu phế thải đọng nước... Các tỉnh Tây Nguyên, Nam bộ bắt đầu bước vào mùa mưa là những yếu tố thuận lợi để muỗi truyền bệnh SXH phát triển. Vì vậy người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Cụ thể, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn. Đồng thời, hàng tuần, người dân cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Lời khuyên của thầy thuốc

SXH có thể gây nguy hiểm nếu để xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, đa số trường hợp có thể điều trị bằng cách cho người bệnh uống thuốc hạ sốt Paracetamol, với trẻ em liều dùng là 10-15 mg/kg cân nặng, 4- 6 giờ một lần. Lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, co giật. Cho người bệnh uống nhiều nước: Nước lọc, nước cam, chanh, nước oresol; ăn thức ăn lỏng, nhẹ, nằm nghỉ ngơi, tránh vận động nặng. Tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Khi trong gia đình có người nghi ngờ mắc SXH, không nên nghe lời mách bảo hoặc điều trị theo phương pháp dân gian của thầy lang vườn như cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng.

Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc Aspirin vì có thể gây chảy máu dạ dày. Khi bệnh SXH trở nặng, cần được truyền dịch đúng và được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế bởi các bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ phương tiện để theo dõi.

Phát hiện sớm những dấu hiệu nặng để nhập viện cấp cứu kịp thời, vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh SXH là khi hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) bệnh có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...