Mầm ung thư ở khắp mọi nơi

Thứ 3, 05/01/2016 | 07:54:27
981 lượt xem

Trong 40% bệnh nhân ung thư do thói quen dinh dưỡng thì có hơn 90 % mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa, tiêu biểu và phổ biến cho bệnh ung thư đường tiêu hóa là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư trực tràng.

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Hiểm họa đồ chiên rán

Nhiều báo cáo khoa học cảnh báo về dầu, mỡ dùng trong chiên rán thức ăn có tác nhân gây ung thư khi được tái sử dụng nhiều lần. Một nhóm chuyên gia châu Âu khảo sát khi dầu thực phẩm được nung nóng trên 120 độ C thì các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa và sinh ra nhiều thành phần hóa học biến đổi, trong đó có sự xuất hiện của acrylamid.

Acrylamid khi được nung nóng sau đó kéo dài hơn 45 phút sẽ được lưu lại trên thức ăn thành một lượng đủ để trở thành tác nhân chính gây ung thư thực quản, dạ dày. Để đề phòng acrylamid xuất hiện, không để thức ăn chuyển màu sậm ở nhiệt độ chiên rán cao, không làm khét thức ăn, tuyệt đối không tái sử dụng sản phẩm dầu mỡ.

Cẩn thận với gạo

Nhiều người cho rằng gạo cũ nấu cơm ngon hơn gạo mới hoặc có thói quen trữ gạo cho gia đình.

Ít người biết rằng chỉ sau khi gạo được “chà” từ lúa khoảng 10 ngày, gạo trong từ nhà máy đã xuất hiện nấm mốc, nấm mốc ở gạo có dạng nhỏ li ti không nhìn thấy bằng mắt thường, trữ càng lâu nấm mốc càng tăng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Vì thế, không dùng gạo quá cũ và nên vo sạch gạo trước khi nấu.

Coi chừng gia vị

Gia vị cất giữ lâu ngày là một trong những nơi tiềm tàng chất sinh ung thư, đặc biệt phải kể đến là cà ri. Một nhóm khảo sát người Mỹ -Ấn của Đại học Chicago, Mỹ vừa công bố về thói quen dinh dưỡng của người Ấn cho thấy cà ri là một trong những gia vị khó nhận biết sự hư hỏng và sự chuyển hóa chất từ gốc dinh dưỡng đến các chất độc hại.

Khảo sát trên cũng cho thấy bột cà ri được lưu trữ trên một năm sẽ có sự chuyển hóa. Ngoài ra nên lưu ý đến các gia vị cổ truyền khác hoặc các vị thuốc Bắc trữ lâu ngày khi đưa vào món ăn.

Đề phòng mắm, khô, đồ ủ chua, chao, tương…

Đây là các loại thực phẩm có thể dùng nhưng lạm dụng quá thường xuyên sẽ tạo nguy cơ cho các mầm mống ung thư, đặc biệt là ung thư tiêu hóa vì chúng chứa nitrosamine. Một số vi khuẩn lưu trú trên nhóm thực phẩm này có thể chết đi khi được nấu chín nhưng độc tố của chúng thì có thể vẫn tiếp tục tồn tại.

Aflatoxin được kể đến nhiều nhất khi đề cập nguyên nhân gây ung thư từ thực phẩm. Có thể dễ dàng tìm thấy aflatoxin trong các loại thực phẩm như măng khô, đậu phộng để lâu ngày, các loại đậu cũ, nấm hương, mộc nhĩ… hoặc các thức ăn khác khi có thấy sự hiện diện của nấm mốc.

Đừng bao giờ cho rằng đã loại sạch nguy cơ nấm mốc gây ung thư khi đã cắt bỏ, loại bỏ phần hư trên thực phẩm và có thể dùng phần còn lại, mắt thường không thể nhìn thấy chi tiết sự lan tràn vi nấm trên thực phẩm.

Mặt trái của đồ chế biến sẵn
Nên hạn chế dùng đồ hộp.
Đồ đóng hộp, nước giải khát tổng hợp… là một trong những thực phẩm chứa nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư vì các hóa chất bảo quản, hương liệu tổng hợp trong quá trình sản xuất sản phẩm, vỏ bao bì chứa sản phẩm lâu ngày sinh chất độc.

Theo Sức khỏe đời sống

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...