Nhận thức về bệnh đục thủy tinh thể còn hạn chế

Thứ 6, 27/11/2015 | 15:31:24
970 lượt xem

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù loà. Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 3 triệu người mù một mắt, 500.000 người mù cả hai mắt. Trong khi đó, hơn 70% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi từ 50 trở lên. Rất nhiều người trong số đó lại không biết đến sự nguy hiểm của căn bệnh này để phòng tránh. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại tỉnh Thái Bình một cách toàn diện và bền vững.

Bác sĩ tại Bệnh viện Mắt Thái Bình khám mắt cho bệnh nhân

Bệnh viện Mắt Thái Bình có 23 bác sĩ chuyên khoa I, II và thạc sĩ cùng trang thiết bị máy móc hiện đại nhưng thực tế số bệnh nhân đến mổ tại bệnh viện chỉ đạt 50-60% so với yêu cầu. Trong những buổi truyền thông trực tiếp và khám mắt do bệnh viện thực hiện cùng Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh tại 36 xã năm 2015 thì có 1.250 người (chiếm 25% số người cao tuổi đến khám bị đục thủy tinh thể). Tuy nhiên, nhận thức của người dân về bệnh đục thủy tinh thể còn hạn chế. Nhiều người lo sợ tốn kém nên không dám đi mổ.

Bà Nguyễn Thị Lan – xã Tây Đô, huyện Hưng Hà chia sẻ: Thoạt đầu tôi nhìn bị mờ, rồi mắt cứ mờ dần dần thêm. Tôi cũng muốn  đi khám. Tôi cũng có mấy năm đi khám, chữa mắt cách đây khoảng 3 năm. Gia đình tôi hoàn cảnh. Vì điều kiện nên năm nay tôi mới đi chữa bệnh được. Tuy nhiên, chữa cái mắt kia hoàn chỉnh rồi, còn mắt còn lại lên bệnh viện khám khám thì các bác sĩ bảo quá nặng rồi.

 

 

 

 

Bà Vũ Thị Đê – huyện Hưng Hà cho biết: Năm ngoái tôi  đi khám ở huyện được xác định bị đục thủy tinh thể. Gần đây mắt  mờ hơn, nhờ con đưa lên bệnh viện mắt khám. Các bác sĩ bảo làm càng sớm càng hiệu quả hơn.

 

 

 

Theo thông báo của Cục quản lý khám chữa bệnh về kết quả khảo sát quốc gia về bệnh mù lòa có thể phòng tránh được đối với những người trên 50 tuổi ở Việt Nam năm 2015 thấy: Tỷ lệ mù lòa của toàn quốc là 1,8%. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, đục thủy tinh thể chưa phẫu thuật là nguyên nhân chính gây bệnh mù lòa và cần tăng số lượng các ca phẫu thuật thể thủy tinh hàng năm lên ít nhất 10%. Bên cạnh đó cần cải thiện các dịch vụ khúc xạ ở các tỉnh có tật khúc xạ không được chỉnh kính là nguyên nhân quan trọng gây thị lực kém cùng với thực hiện các chương trình can thiệp cho bệnh glôcôm và bệnh võng mạc tiểu đường.

Mặc dù những năm qua được FHF hỗ trợ tích cực cho công tác chăm sóc mắt toàn diện, trong đó công tác kiểm soát bệnh đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn tồn đọng số lượng lớn bệnh nhân đục thủy tinh thể chưa được phẫu thuật giải phóng mù lòa. Những người cao tuổi không có BHYT hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn được Bệnh viện mắt mổ miễn phí 100% từ nguồn hỗ trợ của Quỹ FHF. Trong 6 năm (2010 - 2015), Bệnh viện mắt tỉnh Thái Bình đã mổ miễn phí từ 100 – 150 ca đục thủy tinh thể; 1.000 – 1.200 ca mộng, quặm; khám bệnh miễn phí cho hàng chục nghìn người.

Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bệnh viện mắt Trung ương, mỗi năm tỉnh ta phải mổ được từ 6.000 – 7.000 ca thì mới đạt yêu cầu nhưng hiện tại từ 4 năm nay nay tỉnh ta mới mổ từ 3.500 -4.800 ca (đạt 60-75% so với yêu cầu). Một phần nguyên nhân vẫn là do nhận thức của người dân về căn bệnh này còn kém, dẫn đến những khó khăn cho công tác phòng chống mù lòa.

Bà Nguyễn Thị Thiều – Xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy điều trị tại bệnh viện mắt đã được một thời gian cho biết: Giờ thì chỉ muốn ở đây xem là các bác sĩ chỉ dẫn có phải kiêng khem hay như thế nào đấy. Chúng tôi không đi chữa mắt là ảnh hưởng tới công việc làm hàng ngày, ảnh hưởng tới kinh tế.

 

 

Cũng nhờ sự tư vấn, hướng dẫn từ các y, bác sĩ của Bệnh viện Mắt Thái Bình, bà Nguyễn Thị Nhịn – xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ đã hiểu phần nào về sự nguy hiểm của căn bệnh đục thủy tinh thể: Nếu không đi chữa thì  mù mắt, không nhìn thấy nữa, không làm được, không đi lại được, nhờ có chương trình giới thiệu cho chúng tôi lên bệnh viện mắt chữa. Mổ hôm qua nay đã sáng ra rồi.

 

Bà Nguyễn Thị Tươm – xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà cũng cho biết: Tôi bị đục thủy tinh thể khiến mắt bị mờ. Mắt trái không nhìn thấy, mắt phải lờ mờ.  Mắt của tôi kém quá không nhìn rõ, lên bệnh viện nhờ các bác sĩ giúp đỡ mổ mắt cho chúng tôi. Đôi  mắt là ngọc, mắt sáng thì  chúng tôi sẽ  đi lại giúp đỡ con cháu được.

 

 

 
Năm 2015 đã sắp kết thúc, dự án FHF cũng sẽ kết thúc nhưng nguồn lực thay thế hoặc bổ sung cũng chưa có. Trong khi đó, năm 2016 là năm đầu tỉnh ta thực hiện kế hoạch phòng chống mù lòa giai đoạn 2016 – 2020. Để duy trì thành quả của dự án, phát triển công tác phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt tại tỉnh ta một cách toàn diện và bền vững cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành giúp nâng cao nhận thức toàn dân về sự nguy hiểm của các bệnh về mắt để phòng tránh.

Bài và ảnh: Hoài Thu - Hương Linh

 

 

 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...