Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến số bệnh nhân nhập viện gia tăng, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh lý liên quan đến tim mạch, nhất là đột quỵ. Theo cảnh báo của chuyên gia y tế, nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C lại khiến nguy cơ đột quỵ tăng thêm 10%, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời.
Bệnh nhân này vừa trải qua cơn đột quỵ trong một ngày nắng nóng cao điểm. Biểu hiện ban đầu là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Chỉ sau một đêm, bà đã rơi vào hôn mê, phải đưa đi cấp cứu. Đáng ngại là bên cạnh nguyên nhân do thời tiết, bệnh nhân còn chủ quan trong việc dùng thuốc điều trị bệnh lý nền.
Người nhà bệnh nhân:
"Trước giờ bà nhà tôi vẫn huyết áp cao, từ Tết đến giờ bà bỏ không uống thuốc nữa. Vào viện là bị liệt nửa người rồi."
Bác sĩ Đào Tiến Dũng, khoa Hồi sức Cấp cứu, BVĐK Phúc Sơn, huyện Thái Thụy:
"Những triệu chứng sớm của BN đột quỵ là đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, mờ mắt, mặt lệch sang 1 bên, nói khó, tay chân yếu liệt, khi có dấu hiệu như vậy thì người nhà nên đưa đến cơ sở y tế cần nhất để kiểm tra."
Khoảng 1 tháng nay, số ca mắc đột quỵ đang có chiều hướng tăng. Mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu từ 5 đến 7 trường hợp, cao điểm là hàng chục ca đột quỵ. Nhiều bệnh nhân cao tuổi chưa biết cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nóng bức, thậm chí đi tập thể dục giữa buổi chiều khi nhiệt độ tăng cao dẫn đến phải nhập viện. Một số người thì lầm tưởng đột quỵ với say nắng, tự thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Đây là việc làm rất nguy hiểm bởi kéo dài thời gian, người bị đột quỵ sẽ nặng hơn và cơ hội phục hồi thấp hơn.
Cũng theo bác sĩ Đào Tiến Dũng, khoa Hồi sức Cấp cứu, BVĐK Phúc Sơn, huyện Thái Thụy: bệnh nhân đột quỵ không được thăm khám sẽ để lại biến chứng là yếu liệt, vận động kém, mất vận động, BN nằm liệt lâu sẽ viêm phổi, viêm đường tiết niệu. Bệnh nặng xuất huyết não thì có thể tử vong.
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, đối với người dân, đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, nên tránh ra ngoài khi nhiệt độ cao, thậm chí cuối buổi chiều nhiệt độ ngoài trời vẫn nóng dễ làm người bệnh nguy hiểm. Cùng với đó là tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột như đang đi ngoài nắng lại vào ngay phòng lạnh có nhiệt độ thấp. Mỗi người cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh. Quan trọng nhất là kiểm soát tốt huyết áp cũng như các bệnh lý nền, uống thuốc và tái khám định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...