Có giáo viên không đứng trên bục giảng, cũng không có kỳ nghỉ hè, nhưng họ vẫn đóng vai trò là người dạy dỗ, người bạn tâm giao, lại là người mẹ hiền chỉ bảo học sinh của mình từ kỹ năng sống đơn giản nhất. Đó là giáo viên của trẻ mắc tâm bệnh. Mỗi ngày qua đi, họ đều đang nỗ lực, cố gắng tỉ mỉ từng chút để những học sinh đặc biệt sớm hòa nhập cộng đồng, trở thành những đứa trẻ có thể đến trường học tập, vui chơi như bạn bè cùng trang lứa.
Giờ học của cô và trò tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
3 tuổi, em nhỏ này vẫn chưa biết nói. Khả năng nhận thức của em cũng chậm hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi. Sau hơn 3 tháng can thiệp tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, em đã có tiến bộ rõ rệt.
Người nhà học sinh: “Các cô dạy cháu tháng nào cũng có tiến bộ của tháng đấy. Bây giờ cháu nói được ví dụ như con chào bà, trước thì cháu chỉ bập bẹ thôi. Cũng cảm ơn các cô giáo ở đây giúp đỡ cháu, gia đình rất mừng rỡ, cháu ngày càng tiến bộ hơn.”
Nhiều đứa trẻ vẫn chưa thể giao tiếp, chưa biết những kỹ năng đơn giản mặc dù đã 3, 4 tuổi
Ở độ tuổi mà nhiều đứa trẻ khác đã ríu rít gọi cha, gọi mẹ, tự làm được nhiều việc trong sinh hoạt cá nhân, thì những em bé này vẫn chưa thể giao tiếp, chưa biết cả những kỹ năng đơn giản như cài một chiếc cúc áo, phân biệt màu sắc, hay thậm chí chỉ là bước đi đúng hướng. Các em đều mắc tâm bệnh, là những hội chứng, những căn bệnh như đao, tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: “Các cháu có những hành vi như tự gây hại cho bản thân hoặc cho những người xung quanh. Ở trẻ bình thường thì 3 tuổi đã biết người thân trong gia đình, bạn bè hoặc cô giáo, nhưng những trẻ ở đây, các cháu thậm chí không biết mình tên là gì, bố mẹ người thân trong gia đình như thế nào.”
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy - Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: “Có những bạn bị rối loạn cảm xúc, có thể làm đau các cô, cắn các cô hoặc cắn các bạn. ”
Chăm sóc trẻ mắc tâm bệnh rất khó khăn đòi hỏi các cô giáo phải có lòng yêu nghề
Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, với trẻ mắc tâm bệnh lại càng khó gấp nhiều lần. Thế nên, để có thể bám trụ với nghề, đòi hỏi tấm lòng, tình yêu vô bờ bến. Những giáo viên đặc biệt nơi đây luôn phải kiên trì, tỉ mỉ, kết hợp giáo dục cùng lời nói và hành động để điều chỉnh nhận thức, hành vi cho trẻ, giúp trẻ từng bước hình thành những phản xạ, kỹ năng cần có.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: “Yêu trẻ, quý trẻ, coi trẻ như con của mình, thì chúng ta mới có tâm thế sẵn sàng giúp các con tiến bộ được. Niềm vui của mình rất đơn giản thôi, là sự tiến bộ từng ngày của các con, ví dụ như ban đầu khi vào lớp con không biết gì cả, sau 1 tháng can thiệp, khi gọi các con có thể chạy đến ôm chầm lấy cổ mình thì mình đã thấy rất hạnh phúc rồi.”
Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: “Các con có thể nói được, phát âm được, gọi bà, gọi mẹ, hoặc cuối giờ các con biết lấy dép, lấy mũ ra về, chào tạm biệt các cô, đó là niềm vui, là động lực lớn để chúng tôi đến trường mỗi ngày.”
Các cô giáo ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập luôn đồng hành cùng học trò của mình trong mọi hoạt động
Như người mẹ thứ 2 của trẻ, những cô giáo ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có thể gắn bó, đồng hành cùng học trò của mình trong chặng đường rất dài của cuộc đời. Từng đặc điểm của trẻ, các cô đều nắm rõ, mỗi trẻ đều được xây dựng một giáo án riêng. Và mong mỏi nhất của những giáo viên đặc biệt này, là nhận được sự phối hợp, đồng hành từ phía gia đình. Các cô cũng hy vọng mọi người không còn cái nhìn kỳ thị hay tẩy chay trẻ mắc tâm bệnh, bởi điều đó sẽ giết chết tương lai của các con.
Cô giáo Trịnh Thị Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: “Tất cả chúng tôi đều có niềm đam mê muốn đem lại điều tốt đẹp cho những em bé thiệt thòi. Trong số chúng tôi ở đây có những cô là phụ huynh hoặc có người thân, con cháu của mình bị những dấu hiệu như thế, nên chúng tôi mong muốn đem những gì mình có được để chia sẻ với cộng đồng.”
Nhiều trẻ sau khi học ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đã có thể đi học tại trường lớp bình thường, hòa nhập cộng đồng
Được chăm sóc bằng tình yêu thương, sự thấu hiểu, đến nay đã có hơn 500 trẻ từ Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có thể đi học tại trường lớp bình thường, tham gia các hoạt động tại trường học và cộng đồng như bạn bè cùng trang lứa. Sự mặc cảm, khó khăn vì bệnh tật được xóa bỏ, những giáo viên đặc biệt nơi đây đã mở ra một trang mới trong cuộc đời của các em, mang đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, và một tương lai rộng mở hơn.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...