Chùm tin giá cả thị trường 3 -11

Thứ 5, 03/11/2022 | 15:15:46
498 lượt xem

* Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt Thái Lan

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 10, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 425-430 USD một tấn, ghi nhận mức cao nhất trong một năm qua. Mức giá này đã khiến gạo Việt cao hơn hàng cùng loại của Ấn Độ khoảng 48-51 USD một tấn và Thái Lan 18-25 USD một tấn. Giá tăng cao nhất so với 2 đối thủ xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt hơn 6 triệu tấn, thu về gần 3 tỷ USD, tăng hơn 17% về khối lượng và hơn 7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong thời gian gần đây, Gạo Việt có nhiều thay đổi khi ngày càng cải thiện về chất lượng và khẳng định thương hiệu.

* Nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng 80%

Khoảng một năm qua, số nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng 80% với mặt hàng đắt khách nhất là dụng cụ nhà bếp. Con số này được thống kê trong giai đoạn từ 1/9/2021 đến 31/8/2022. Một năm trước đó, tức vào 2020-2021, mức tăng trưởng chỉ là 15%. Số lượng nhà bán hàng Việt Nam cụ thể không được tiết lộ nhưng vào khoảng "hàng nghìn". Cũng trong cùng giai đoạn thống kê, các nhà bán hàng Việt Nam đã bán được gần 10 triệu sản phẩm ra thế giới. Trong đó, top 5 ngành hàng bán chạy nhất năm nay là dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng, may mặc, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cá nhân, tiện ích gia đình.

* Việt Nam đặt mục tiêu thành nước sản xuất sâm lớn nhất thế giới

Được xác định là cây trồng có giá trị kinh tế cao, Việt Nam đặt mục tiêu trồng khoảng 24.000ha sâm vào năm 2030, đến năm 2045 sẽ thành quốc gia sản xuất sâm lớn nhất thế giới. Đối tượng tập trung bảo tồn, phát triển, chế biến, thương mại ở quy mô hàng hóa là  sâm Ngọc Linh  và sâm Lai Châu. Ngoài ra, gây trồng và phát triển thử nghiệm sâm Lang Biang. Các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển sâm Việt Nam bao gồm: Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Đối với phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam ở quy mô hàng hóa, tập trung tại các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu. Nội dung trên được đưa ra tại dự thảo Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, vừa được Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo TTXVN


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...