Sợi dây gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Lào

Thứ 5, 15/09/2022 | 00:00:00
586 lượt xem

Được trải nghiệm văn hóa và cảm nhận tình yêu thương như một thành viên trong gia đình là điều mà các bạn sinh viên Lào đã có được khi học tập và sinh sống tại Thái Bình. Sợi dây gắn kết đó đã được Đại tá Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Thái Bình kết nối với thế hệ trẻ Lào để giúp những người trẻ thêm hiểu, thêm yêu Việt Nam cũng như trân trọng tình thân ái mà người dân hai nước đã xây đắp.

Gia đình Đại tá Nguyễn Đức Hạnh nhận đỡ đầu nhiều du học sinh Lào tại Thái Bình

Hơn 14 năm gắn bó với người dân và đất nước Lào đã để lại trong tâm trí Đại tá Nguyễn Đức Hạnh những tình cảm sâu sắc. Trở về Việt Nam, sợi dây tình cảm ấy lại được nối dài khi gia đình ông nhận đỡ đầu các du học sinh Lào tại Thái Bình.

Alisa Sengkeo và Soukthaxay Inthalkoummane là 2 trong số các sinh viên Lào đang học tập và sinh sống tại Thái Bình. Cuộc sống xa nhà với những khó khăn về ngôn ngữ được bù đắp bằng tình cảm ấm áp khi các em được ông Hạnh – người bố thứ hai chào đón tại gia đình. 


Em Alisa Sengkeo, du học sinh Lào: “Trong thời gian mà em học tập ở Thái Bình, em luôn được bố giúp đỡ, chúng em cũng coi bố như là người trong gia đình và thời gian rảnh bố luôn mời chúng em qua nhà bố để ăn cơm, được nói chuyện vui vẻ và tâm sự với nhau nên dù ở xa nhà thì em vẫn cảm thấy ấm áp như đang ở nhà của mình.”





Em Soukthaxay Inthalkoummane, du học sinh Lào: “Gia đình bố đông người cho nên mỗi khi sang thì con, cháu chơi với nhau vui vẻ tạo cảm giác như mình đang ở nhà. Em sang đây thích nhất là vào dịp tết, mọi người đến đông vui …




Đại tá Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Thái Bình: “ Gia đình đây thì rất quý các cháu, gia đình có ngày Bôn, hoặc có ngày giỗ kể cả dưới từ đường thì kéo nhau về để vui vẻ với gia đình”


Các du học sinh Lào được sống như những thành viên trong gia đình Đại tá Nguyễn Đức Hạnh giúp các em hiểu thêm về văn hóa Việt Nam

Không chỉ là những gắn kết về tình cảm, việc cùng sinh sống như một thành viên trong gia đình là cơ hội để các bạn sinh viên Lào có thêm trải nghiệm và hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.

 Với những lưu học sinh như Alisa Sengkeo và Soukthaxay Inthalkoummane, Thái Bình giờ đây là nơi có một gia đình thứ hai, còn với những người đỡ đầu như ông Hạnh, nước Lào không chỉ là những kí ức sâu nặng, mà còn là sự kết nối trong hiện tại và tương lai.


Đại tá Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Thái Bình: Các con em của các bộ tộc Lào ở đây thì mình quan tâm giúp đỡ các em để chúng học tốt. Thực sự đây cũng là trách nhiệm của mình để góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.”


Đại tá Nguyễn Đức Hạnh đã trở thành sợi dây kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động hỗ trợ đời sống và kết nối văn hóa để các sinh viên Lào yên tâm học tập tại Thái Bình đã được tổ chức trong suốt thời gian qua, cũng chính đội ngũ du học sinh đã, đang và sẽ trở thành cầu nối vững chắc, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào ngày một tốt đẹp hơn.

Thúy Quỳnh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...