Sốt xuất huyết – cần hiểu đúng để phòng dịch hiệu quả

Thứ 2, 29/08/2022 | 00:00:00
678 lượt xem

Nếu như từ tháng 1 đến tháng 5, toàn tỉnh chỉ có 17 ca mắc sốt xuất huyết thì từ tháng 6 đến nay, con số này đã lên tới hơn 100 ca. Đặc biệt thời gian gần đây đã ghi nhận những trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) với biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về dịch và sai lầm trong cách phòng chống dịch của người dân.

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết tới lần thứ 2

Bệnh nhi này đã mắc sốt xuất huyết tới lần thứ 2. Thế nhưng, sau 3 ngày sốt cao liên tục, em dứt được cơn sốt nên gia đình vẫn chủ quan, nghĩ rằng con chỉ bị cảm cúm thông thường. Tới khi trẻ nôn nhiều, người mệt lả, đau bụng, đưa vào bệnh viện mới biết là đã nặng.



Bệnh nhân: “Mẹ thấy con yếu nên vào bệnh viện thì mới biết con bị sốt xuất huyết.”


Thái Bình ghi nhận nhiều ca mắc sốt xuất huyết do người dân chủ quan, chưa nhận thức đúng về bệnh

Từ đầu năm đến nay, Thái Bình ghi nhận 130 ca mắc sốt xuất huyết tại 84 xã, phường, thị trấn, trong đó 53 ca nội sinh. Chủ quan, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh, chưa biết cách phòng bệnh là tình trạng đáng lo ngại ở một bộ phận người dân. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến số ca mắc ngày càng tăng. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển, thì qua giám sát ở một số địa phương, công tác vệ sinh môi trường vẫn chưa triệt để. 



Y sĩ Đào Thị Nhinh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Văn Lang, huyện Hưng Hà: “Chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh và tuyên truyền trực tiếp, nhưng thực tế số người đến nghe tuyên truyền trực tiếp rất là ít. Nhiều người cứ nghĩ phun phòng là đã không bị SXH nữa, ý thức còn kém, chai lọ, mảnh vỡ tích vào nhiều để bán, mà chính ở đó có thể xảy ra SXH.”



Y sĩ Nguyễn Thành Chung, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà: “Đối với SXH cũng có triệu chứng là sốt, đau đầu, người dân cứ nghĩ là chỉ bị cảm cúm thông thường, nhận thức nhầm với cúm hay là Covid.”


Diệt loăng quăng, bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước là biện pháp hiệu quả giúp phòng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc, khiến công tác điều trị hết sức khó khăn. Do vậy, với phòng chống sốt xuất huyết, diệt lăng quăng, bọ gậy là vấn đề gốc. 


Bác sĩ Nguyễn Trung Tuyến - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: “Chúng ta phải thả cá vào nơi chứa nước để diệt loăng quăng, bọ gậy. Phun thuốc muỗi, tránh muỗi đốt bằng cách nằm màn, vệ sinh môi trường, loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng như những nơi chứa nước đọng, phải khử khuẩn. Nếu không có muỗi trung gian truyền bệnh thì không có SXH.” 


Người dân cần nâng cao ý thức đề phòng bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả

Phòng chống sốt xuất huyết không phải nhiệm vụ của riêng ngành y tế, người dân cũng cần nâng cao ý thức, tuân thủ các biện pháp phòng bệnh để tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo, trường hợp sốt từ 2-3 ngày trở lên nên nghĩ ngay đến sốt xuất huyết, cần đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...