Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là vấn nạn tồn tại từ lâu nay nhưng vẫn chưa được nhận diện một cách đầy đủ để có biện pháp phòng, chống xử lý hiệu quả. Mới đây, Bộ LĐTBXH và các đơn vị liên quan đang hoàn thiện dự thảo bộ Quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc trên cở sở cập nhật bộ quy tắc năm 2015.
Bộ quy tắc phân chia quấy rối tình dục tại nơi làm việc thành 3 hình thức:
+ Quấy rối mang tính thể chất: Hành động, cử chỉ, tiếp xúc cơ thể hoặc cố tình động chạm … cho tới cưỡng dâm, hiếp dâm.
+ Quấy rối tình dục bằng lời: Lời nói trực tiếp, qua điện thoại, hoặc phương tiện điện tử có nội dung tính dục hoặc ngụ ý tình dục.
+ Quấy rối tình dục phi lời nói: Dùng ngôn ngữ cơ thể, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, dùng cử chỉ ngón tay, phô bày tài liệu khiêu dâm, gửi ảnh, đồ vật, tin nhắn liên quan tới tình dục.
Ngay sau khi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, bộ quy tắc đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía người lao động. Nhiều người cho rằng các tiêu chí được đưa ra còn mang tính cảm tính và khó có thể áp dụng vào thực tế.
Anh Vũ Ngọc Bách – Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đó là một cái bảo vệ khá tốt cho người lao động. Tuy nhiên khi tôi đọc vào chi tiết của bộ quy tắc thì thấy vẫn còn hơi cứng nhắc. Tôi làm việc trong môi trường trẻ, năng động. Một số hành động ví dụ như nháy mắt … đối với người trẻ như tôi nó là chuyện bình thường và không coi là quấy rối tình dục |
Chị Lê Hồng Ngân – Quận Thanh Xuân, Hà Nội: Tôi mong là khi bộ luật được ra thì sẽ dùng từ ngữ chi tiết và chuẩn hơn, không cảm tính và để có thể giúp những người đi làm ở công sở có thể an toàn và an tâm hơn |
Theo các chuyên gia, quấy rối tình dục là hành vi khó xác định, vì vậy việc liệt kê cụ thể như trong bộ quy tắc là cần thiết để nâng cao nhận thức của mỗi người, chuẩn hóa và nhận diện các hành vi này một cách chính xác. Ngoài ra đây cũng không phải là văn bản pháp lý nên không bắt buộc áp dụng, các cơ quan chuyên môn khuyến nghị áp dụng dưới dạng nội quy lao động hoặc quy định riêng trong phụ lục nhằm làm "trong sạch" môi trường làm việc.
Tiến sĩ Hoàng Tú Anh – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số: “Xâm hại tình dục, tấn công tình dục là các hành vi rất khó xác định. Nếu mô tả hành vi thì hầu như không bao giờ mô tả hết được. Đúng là nó có cảm tính nhưng mà mình vẫn phải đưa ra vì cảm nhận của người tiếp nhận hành vi đó nó mới là quan trọng.” |
Luật Sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh: “Không có chế tài nào cho bộ quy tắc ứng xử này. Bộ quy tắc này đang xây dựng một văn hóa ứng xử đặc biệt chuyên chú đến vấn đề liên quan quấy rối tình dục. Có lẽ sẽ cần một thời gian dài nữa để chính những bộ quy tắc này sẽ tạo tiền lệ để có thể đặc định chỉ ra được như thế nào là hành vi quấy rối tình dục. Mọi người sẽ dần có thói quen hoặc có khái niệm trong đầu thế nào là quấy rối tình dục, từ đó bắt đầu có những chế tài để xử lý.” |
Cũng theo các chuyên gia, để có thể xây dựng một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, ngoài việc áp dụng bộ quy tắc cũng cần phải có một cơ chế báo cáo và cơ chế hỗ trợ. Khi đó, các nạn nhân sẽ có thêm dũng khí, lòng tin để tố cáo, và những kẻ quấy rối cũng vì sợ hãi mà chùn tay.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...