Tự tính toán chi tiêu trong sinh hoạt, nuôi lợn tiết kiệm, hay học các bài học đầu tư ngay từ khi ngồi vào ghế nhà trường..., các em nhỏ Singapore đang được học cách quản lý tài chính một cách bài bản từ bố mẹ của mình. Đây được xem là những kỹ năng sống cần thiết, giúp con trẻ tự tin hơn trong tương lai.
Thời điểm nào thích hợp để dạy trẻ cách quản lý tài chính? Đối với blogger Wanyun, đó là khi con trai cô bé Travis, vào lớp 1.
Cô Xie Wanyun – Nhà tư vấn giáo dục trẻ em: “Chúng tôi bắt đầu các trò chơi đi chợ, mua bán hàng hóa, hay đi ăn uống cần phải dùng tiền để trao đổi. Tôi sử dụng các tấm thẻ ghi mệnh giá tiền như thế này, chẳng hạn hành có giá 60 xu, kem 3,4 đô la…tôi sẽ hỏi con giá tiền các loại rau củ như thế nào, cần bao nhiêu tiền để mua." |
Khi Travis đến trường, cô Wanyun dạy con cách quản lý chi tiêu cho riêng mình.
Cô Xie Wanyun – Nhà tư vấn giáo dục trẻ em: “Mỗi tối chủ nhật tôi cho con 10 đô la và cháu phải quyết định xem mỗi ngày sẽ mang bao nhiêu tiền đến trường.” |
Cũng giống như Travis, cô bé Natalie đã học được cách tiết kiệm tiền thừa của mình nhờ học hỏi từ bố mẹ.
Em Natalie Ang – Học sinh lớp 4: “Cháu bắt đầu tiết kiệm tiền từ hồi lớp 1. Mẹ cháu đã dạy cháu cách làm thế nào để quản lý tài chính của mình. Chẳng hạn mỗi ngày chỉ mua quà vặt từng này và số tiền thừa còn lại bỏ lợn tiết kiệm." |
Natalie và Travis là những ví dụ điển hình về cách giáo dục tài chính của các bố mẹ thế hệ Gen Z tại Singapore. Họ dạy trẻ cách quản lý tài chính ngay từ nhỏ. Đại dịch đã càng đẩy nhanh quá trình này.
Bà Audrey Tan – Đồng Sáng lập PlayMoolah: “Đại dịch đã khiến nhiều người căng thẳng về tiền bạc. Hiểu được điều này, nhiều bậc phụ huynh trẻ đã tìm cách cân bằng chi tiêu đi cùng với việc dạy trẻ cách tiết kiệm ngay từ nhỏ.” |
Tại Singapore, trẻ em được giáo dục về tài chính một cách rất bài bản. Tại tất cả các trường học, giáo dục tài chính được dạy như một môn học chính khóa. Tại nhà, thay vì mua cho con những thứ mà con thích thì các bà mẹ Singapore lại cùng con lập một danh sách những thứ mà con thích và tính toán từng khoản tiền cho từng hạng mục.
Còn theo start-up giáo dục tài chính PlayMoolah, điều mấu chốt để trẻ hiểu về tài chính từ sớm đó là gieo vào tâm trí trẻ khái niệm “tiền bạc” tích cực và dễ hiểu.
Bà Audrey Tan – Đồng Sáng lập PlayMoolah: “Chúng tôi dạy trẻ những điều tích cực của tài chính như là tiền bạc là giúp chúng ta trang bị cuộc sống tốt hơn, tiền có thể khiến chúng ta biến giấc mơ thành hiện thực." |
Dạy con hiểu về tiền hiện nay thực sự là điều cần và nên coi là một mục tiêu giáo dục, để những đứa trẻ lớn lên không bị “khiếm khuyết” về tài chính và rơi vào khủng hoảng tiền bạc, giúp các con có tương lai tươi sáng với những kiến thức vững chắc, biết cách giải quyết mọi khó khăn về tài chính trong tương lai.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...