Thế giới đang chứng kiến "một cơn bão hoàn chỉnh" gồm xung đột, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, làm gia tăng đói nghèo và giá lương thực tăng cao. Việc đảm bảo nguồn cung lương thực sẽ là vấn đề gây lo ngại lớn trong năm tới nếu không chú trọng đến việc tăng sản lượng, ổn định thị trường và tháo gỡ khủng hoảng lương thực toàn cầu. Đây cũng là chủ đề được thảo luận tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2022 đang diễn ra tại Davos Thụy Sỹ.
Cuộc khủng hoảng “kép” của đại dịch Covid – 19 và căng thẳng địa chính trị đang gây ra những tác động cộng hưởng chưa từng có lên nguồn cung, giá cả và chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Liên hợp quốc cảnh báo điều này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở các nước nghèo.
Ông David Beasley - Tổng giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP): "Chúng ta đang lấy thức ăn từ người đói để chia cho người chết đói. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng không chỉ cho hoạt động của chúng tôi mà còn cho an ninh lương thực toàn cầu." |
Trên thế giới hiện có tới 400 triệu người ở 43 quốc gia đang hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với nạn đói. Nạn đói cứ tăng 1% thì có thể phải chứng kiến 2% lượng di dân. Bởi vậy Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos 2022 đang kêu gọi các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau hơn nữa để "Chuyển hướng một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu".
Ông David Beasley - Tổng giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP): "Nga, Ukraine và tất cả các nước trên thế giới phải xích lại gần nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay. Nhưng đây không đơn thuần là vấn đề nhân đạo mà sẽ là một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Bạn sẽ chứng kiến giá thực phẩm tăng mạnh trong vòng 10 đến 12 tháng tới, nhưng năm sau, đó sẽ là vấn đề khác, là địa ngục trần gian." |
Nạn đói có thể ở khắp thế giới khi dân số tăng lên 10, 12 tỷ người chứ không chỉ là 7,7 tỷ người như hiện nay. Vì vậy cần có sự đầu tư và phối hợp hài hòa giữa các nước và có các cơ chế khác nhau để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất từ trước đến nay.
Ông Philip Isdor Mpango - Phó Tổng thống Cộng hòa Thống nhất Tanzania: "Chúng ta cần có các chiến lược đồng hành, chương trình quốc gia và đầu tư cơ sở thiết yếu nông nghiệp, tưới tiêu, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi về đất trồng, cần tăng cường đầu tư vào phân bón, đa dạng các nguồn giống." |
Bà Mariam Mohammed Saeed Al Mheiri - Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu UAE: "Chúng ta cần tiêu thụ ít thịt hơn, giải quyết vấn đề lãng phí lương thực, duy trì lối sống khỏe, đầu tư vào công nghệ về nông nghiệp, bảo vệ nguồn đất. Các quốc gia nên đưa hệ thống lương thực vào mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển của mình, tiếp tục thúc đẩy hợp tác chống biến đổi khí hậu và học hỏi lẫn nhau." |
Theo Chương trình Lương thực thế giới WEF, thế giới có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ trước những tác động tổng hợp của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các cuộc xung đột ở Ukraine. Như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã từng cảnh báo các cuộc xung đột hiện vẫn là yếu tố lớn nhất dẫn tới tình trạng gia tăng đói nghèo trên toàn cầu.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...