Giò là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ nhất là ngày Tết. Với người dân làng Vũ Đông, thành phố ngoài giò truyền thống thì món giò sỏ bắt buộc phải có vì đây là món ăn truyền thống mang thương hiệu nổi tiếng. Vì thế những người làm giò làng Vũ Đông lại tất bật hơn trong dịp cuối năm. Và để có đĩa giò ngon thì đó một nghệ thuật và người làm ra nó được ví như nghệ nhân – Nghệ nhân đó là ông Trần Quang Khải, thôn Đình Phùng xã Vũ Đông, thành phố đã gắn bó với nghề giò ngay từ hồi nhỏ.
Khéo thì thợ may, vụng tay thì chày cối, ngay từ sớm tại gia đình nghệ nhân mang thương hiệu giò nổi tiếng của làng ông Trần Quang Khải, thôn Đình Phùng, xã Vũ Đông trở lên sôi động, náo nhiệt hơn, tiếng chày cối giã giò, người thì rửa lá chuối, người thái thịt, người rán trứng, người chia nguyên liệu, tất cả cho việc gói giò sỏ phục vụ tết cho mọi nhà. Nguyên liệu để làm món giò sỏ đơn giản gồm thịt sỏ, trứng gà, bì lợn, mắt lợn, mộc nhĩ , nhưng xếp nguyên liệu, bó giò, luộc giò và ép giò yêu cầu phải có kỹ xảo khéo léo tỉ mỉ của người thợ, khi thái ra mới thành hoa văn.
Ông Trần Quang Khải - xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình: "Giò này đầu tiên phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lá chuối phải lá chuối tây, mộc nhĩ phải mộc nhĩ ta, trứng gà cũng trứng gà ta, thịt tuơi, nhiều công đoạn, mắt thái xếp thành hoa văn, luộc 2 tiếng, 1 kg khi thành phẩm mất 4 tiếng.” |
Theo dân làng nghề giò Vũ Đông gồm 6 loại giò gồm giò Sòi, giò Nòng, Giò Lạc, giò Thúc, giò Lây và giò Sỏ. loại nào cũng ngon đắt hàng. Dưới thời phong kiến bữa cỗ mà có đĩa giò thì sang lắm, còn bây giờ nó dẫn dã hơn, người ăn vừa phải đẹp mắt, mới lạ và ngon. Nên nghề làm giò ở đây cũng có phần mai một đi, cả làng chỉ có 8 hộ còn gìn giữ nghề, nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là gia đình ông Trần Quang Khải, trung bình ngày tết lượng giò tiêu thụ từ 3- 4 tạ, trong đó giò sỏ chiếm 80%, tạo việc làm thời vụ cho 20 lao động, trừ chi phí cho thu nhập gia đình trên 100 triệu đồng.
Ông Đặng Văn Tuất - xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình: “Ở xã chúng tôi sản xuất nhiều loại giò nhưng chủ yếu là giò sỏ, ngày tết không kịp làm vì người ăn thấy ngon, đảm bảo chất lưọng, gia đình chúng tôi làm lâu đời, giò này không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ gia đình.” |
Giò Vũ Đông hôm nay không đơn thuần là món quà quê đi cùng hương vị truyền thống, mà còn món ăn xa xỉ trong mâm cỗ. Vất vả cực nhọc nhưng ngưòi dân làng nghề nơi đây thấy vui và may mắn, vì nghề của cha ông truyền lại không chỉ cho họ một cuộc sống và công việc ổn định, mà thương hiệu giò Vũ Đông đã vươn xa trong các tỉnh phía Nam, miền Trung. vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm nhiều hơn.
Ông Đỗ Xuân Hiển - huyện Đông Hưng: “Tôi nghe tiếng giò ở đây đã lâu, tôi mua nhiều lần đám cưới đám hỏi nên bà con đi xa về cứ về đây mua, ăn ngon tuyệt vời.” |
Những ngày tết đến xuân về mặc dù chịu sự cạnh tranh của nhiều loại giò chả truyền thống nhưng giò sỏ của làng Vũ Đông vẫn có được chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường. Món giò từ đồng quê nay đã được đầu tư chăm chút để nghề tiếp tục đi xa trên thị trường, góp phần tạo nên nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của vùng đất địa linh nhân kiệt tỉnh Thái Bình.
CTV Bích Hạnh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...