Công nghệ thu phí không dừng hiện đã được lắp đặt tại 91 trạm thu phí trên toàn quốc và được kết nối liên thông, nhờ đó tỉ lệ phương tiện dán thẻ thu phí tự động đã tăng từ 25% lên 50%. Với công nghệ thông mình này không chỉ tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông mà còn góp phần đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc thu phí.
Trạm thu phí
Hiện Bộ GTVT đang triển khai các thủ tục để lắp đặt 140 làn thu phí không dừng trên 4 cao tốc lớn. Sau khi hoàn thành các xe dán thẻ ePass hay eTag qua được tất cả trạm thu phí trên toàn quốc mà không phải dừng ở một số trạm thu phí như hiện nay.
Trong tổng số hơn 4,4 triệu ô tô đang lưu hành thì đã có hơn 2,2 triệu ô tô đã dán thẻ thu phí tự động không dừng.
Tỉ lệ phương tiện có dán thẻ thu phí tự động tăng từ 25% lên gần 50%.
Mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách và nhiều trạm phải xả trạm để phòng chống dịch bệnh, nhưng số chủ phương tiện dán thẻ vẫn tăng, chứng tỏ thu phí không dừng thực sự có hiệu quả.
Người dân: "Dán thẻ xong đi rất tiện lợi, không phải chuẩn bị tiền, không phải dừng qua trạm thu phí. Thực sự cần thiết cho người tham gia giao thông." |
Để dự án thu phí không dừng thực sự mang lại sự thuận tiện cho người dân hơn nữa, trong quý 2 năm 2022, Tổng cục Đường bộ VN yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam phải hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí không dừng trên 4 tuyến cao tốc, gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài - Lào Ca; Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với tổng số 140 làn thu phí bằng hình thức đấu thầu của 2 nhà đầu tư cung cấp dịch vụ ETC mạnh nhất hiện nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn thu phí tự động và Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam để đảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án.
Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN: "Khi hoàn thành 4 tuyến cao tốc thì sự kết nối của tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc của cả Bộ và địa phương sẽ được lưu thông xuyên suốt trên toàn quốc." |
Hiện cả hai nhà đầu tư này đang rốt ráo chuẩn bị các điều kiện cả về năng lực, tài chính tham gia đấu thầu theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ GTVT.
Ông Bùi Trình - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam: "Chúng tôi hoàn toàn tự tin khi VEC chào thầu. Về mặt nguồn lực, con người, tài chính chúng tôi đã sẵn sàng. Hệ thống của chúng tôi giờ đã làm chủ công nghệ số." |
Ông Hồ Trọng Vinh - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thu phí tự động: "Chúng tôi đã chuẩn bị hồ sơ để chuẩn bị theo yêu cầu của Bộ GTVT. Chúng tôi sẽ chuẩn bị về 3 yếu tố là khả năng vận hành MTC, khả năng triển khai ITC và khả năng đáp ứng trung tâm dữ liệu." |
Sau khi tìm được nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ triển khai lắp đặt thu phí không dừng ngay trong quý 1 và hoàn thành trong quý 2 năm 2022. Tới đây, Bộ GTVT cũng sẽ áp dụng chính sách thu mỗi xe dán thẻ 120 nghìn đồng, thay vì khuyến mãi không đồng như hiện nay.
TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...