Nếu như các nạn nhân da cam/đioxin ở thế hệ thứ nhất luôn cố gắng để con cháu có cuộc sống tốt hơn, thì ở thế hệ thứ hai có trí óc bình thường thì họ cũng có hướng vươn lên rất mạnh mẽ. Các nạn nhân da cam/đioxin được tạo điều kiện để tự nuôi sống bản thân và có môi trường để hòa nhập.
Tặng quà cho gia đình da cam tại Phường Trần Hưng Đạo
Những câu chuyện gặp bạn bè tại gia đình ông Phạm Văn Đức, tổ 4, phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình giờ đã có nhiều tiếng cười hơn, nhiều câu chuyện đã cởi mở hơn… Gia đình ông Đức có hai con gái ảnh hưởng chất độc da cam di truyền từ cha đẻ, nhưng họ đã có ý trí vươn lên nỗ lực học tập, tự nuôi sống bản thân, có gia đình đầm ấm.
Ông Phạm Minh Đức- Phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình: “Khi nhà tôi sinh cháu đầu tiên, cháu Hồng. Cháu bị bại liệt, gia đình đưa cháu đi chữa khắp nơi nhưng không khỏi, sau mới biết do di chứng chiến tranh. Cháu Hồng ham học hỏi. Cháu học hết lớp 12, thi đỗ trường Đại học Luật.” |
Chị Hồng bán hàng tại cửa hàng của gia đình
Do di chứng da cam mà hai chân chị Hồng bị liệt. Nhưng với ý chí không khuất phục hoàn cảnh, chị Hồng đã tìm hướng nuôi sống bản thân, không muốn có thêm gánh nặng cho bố mẹ. Với Hồng khi đã say mê làm việc gì thì bản thân liên tục phải học hỏi. Từ đó, biến công việc thành niềm vui mỗi ngày để chăm lo cho bản thân và cho gia đình của mình.
Chị Phạm Thị Thái Hồng - Phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình: “Em học buôn bán tự kiếm sống, tự tìm học các kiến thức qua mạng. Giờ nhờ địa điểm cửa hàng của bố mẹ thì thu nhập bình quân 6-8 triệu/ tháng.” |
Trung tâm dạy nghề cho đối tượng nạn nhân da cam
Đối với những đối tượng nạn nhân da cam gián tiếp ở thế hệ thứ hai, khi có thể tham gia lao động thì một số cơ sở, doanh nghiệp đã đứng ra tạo việc làm. Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh là nơi đã tạo điều kiện tốt nhất cho con em da cam. Tại đây, họ có việc làm, có người nuôi dưỡng, còn sản phẩm được nhận hết số tiền làm ra.
Chị Hoàng Thị Kim Thanh - phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình: "Tôi được tạo điều kiện vào cơ sở vừa được đào tạo học nghề làm, vừa vui và để kiếm tiền nuôi anh, chị, phụ giúp mẹ.” |
Anh Tạ Minh Hưng - Phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình: “ Lúc đầu nghĩ chán không muốn làm gì. Giờ vào đây được vui cùng các cô, các bác, các bạn thấy vui và có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.” |
Bà Bùi Thị An- Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình: “Dạy nghề do các cháu khuyết tật nên rất chậm, ở đây các cháu được nuôi dưỡng, ăn uống, ngủ nghỉ miến phí, làm nhiều thì được hưởng hết.” |
Để vơi bớt khó khăn cho nạn nhân da cam/đioxin trực tiếp, một số cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất đã nhận con em của nạn nhân da cam vào học việc và tạo việc làm. Trong số đó, Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh là đơn vị tiên phong. Ngoài ra, Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh Thái Bình cũng có nhiều hoạt động giúp các nạn nhân vơi bớt khó khăn, vươn lên vượt khó.
Bùi Minh
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...