Những nạn nhân da cam vươn lên ổn định cuộc sống

Thứ 4, 01/09/2021 | 00:00:00
1,202 lượt xem

Những nạn nhân da cam/đi-ô-xin được coi là những người đau khổ nhất, trong những người đau khổ và khó khăn nhất trong những người khó khăn. Chính vì vậy, để vượt qua nỗi đau da cam, chính các nạn nhân phải cố gắng gấp nhiều lần. Nạn nhân da cam tại Thái Bình, họ là những người có công với cách mạng, đồng thời cũng là người lính Cụ Hồ. Vượt lên nỗi đau chiến tranh, họ đã tìm được hướng ổn định cuộc sống.

Mô hình nuôi ong của ông Diệp 

Người cựu chiến binh này, sau khi rời quân ngũ đã tích cực tham gia làm công tác tại địa phương. Khi sinh con, hai đứa đầu chết yểu, sau đi khám mới biết do ảnh hưởng của chất độc da cam. Nén nỗi đau, ông làm tốt nhiệm vụ được Đảng và chính quyền địa phương giao cho. Nghỉ hưu, ông tiếp tục tận dụng lợi thế vùng ven biển để nuôi ong. Trước đó, ông đã có nhiều hướng để phát triển kinh tế.

Ông Hà Ngọc Diệp- Xã Đông Quý, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình:

“Vùng đất của chúng tôi trồng được nhiều loại cây, cây không có quả cùng có hoa, có mật. Trước đây tôi trồng vải, trồng nhãn. Nuôi ong tôi có thị trường toàn người quen đặt mua.”

Mô hình nuôi ong của ông Diệp 

Với nghề nuôi ong, ông Diệp vừa có thu nhập lại được hòa mình cùng thiên nhiên. Ở tuổi ngoài 70, ông tiếp tục nhân đàn và truyền nghề nuôi ong cho nhiều người cùng làm. Cách ông Diệp truyền nghề lại là hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho các đối tượng là lãnh đạo Hội, đoàn thể tại các địa phương và thành lập tên sản phẩm nuôi ong uy tín.

Ông Hà Ngọc Diệp- Xã Đông Quý, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình:

“Tôi thành lập hội nuôi ong và lấy nhãn hiệu riêng, có một số hộ không giữ uy tín tôi phải thu lại nhãn hiệu.”

Mô hình kinh tế VAC của ông Hoa

Với ông Nhâm Văn Hoa, xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng thì việc tạo lập cuộc sống riêng sau khi rời quân ngũ cũng khá gian nan. Lúc đầu, ông Hoa phải tham gia làm đủ các nghề, trong đó có buôn bán hoa quả để mưu sinh. Sau đó, ông chọn vùng chuyển đổi của xã để phát triển kinh tế VAC. Ý chí của người lính Cụ Hồ không ngại khó, ngại khổ đã giúp ông giữ vững mô hình, đảm bảo thu nhập ổn định với mức thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nhâm Văn Hoa- Xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình:

“Tôi trồng cây, nuôi thả cá thu nhập trên 150 triệu tiền hoa quả, còn cá nuôi ao, mỗi năm kéo 2 lần,...Mặc dù trong mình vẫn có di chứng chiến tranh để lại, thường xuyên đau ốm nhưng tôi quyết tâm bằng ý chí vươn lên trong cuộc sống, xây dựng kinh tế ổn định."

Ở độ tuổi 74, ông Hoa vẫn kiên trì bám trụ mô hình, chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế cho các con. Theo ông Hoa thì những ngày trái gió trở trời ông vẫn thường đau nhức bởi di chứng da cam. Tuy nhiên, với sự động viên, chia sẻ của mọi người mà ông luôn cố gắng làm những việc có ý nghĩa cho mình và cho xã hội.

Ông Phạm Công Luận - Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình: 

"Với những nạn nhân da cam cùng với người có công với nước, địa phương luôn tạo điều kiện để các bác tiếp cận các chinh sách ưu đãi của nhà nước để phát triển, như bác Hoa ở đây để các bác vươn lên đảm bảo kinh tế ổn định."

Với các cựu chiến binh, trong đó có một số người là nạn nhân da cam, khi rời quân ngũ, khi còn sức khỏe còn cống hiến, họ tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Họ đã tự nắm bắt các chính sách phù hợp để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu tại quê hương.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...