Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Trì hoãn hôn nhân hoặc gia tăng tỉ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra. Dự báo được tình trạng này, ngành chức năng và các địa phương tại Thái Bình đã và đang tìm ra các giải pháp hợp lý để từng bước giảm tỷ lệ chệnh lệch giới tính.
Gia đình chị Mị sinh 2 con gái, chị nuôi dạy 2 con thật tốt
Chị Phạm Thị Mị, thôn Tống Vũ, xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình đã sinh hai con gái. Việc sinh con trai hay gái gia đình chị không coi trọng mà theo chị Mị thì cả gia đình chỉ mong các con khỏe mạnh, chăm ngon, học giỏi là mừng.
Chị Phạm Thị Mị - Xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình: “Gia đình em chỉ sinh hai cháu và không có ý định sinh nữa. Xác định điều kiện sức khỏe của mình và kinh tế tập trung nuôi dạy hai con.” |
Cán bộ trạm y tế xã tư vấn cho nhóm các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ
Những gia đình như chị Mị được đội ngũ cộng tác viên dân số xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình đã chọn làm là gia đình hạt nhân trong tuyên truyền chính sách kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính. Còn tại các buổi khám thai định kỳ, hoặc tư vấn nhóm cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, việc nắm bắt tâm tư của những bà mẹ luôn được cán bộ trạm y tế xã quan tâm, chia sẻ về những hệ lụy của việc lựa chọn giới tính.
Bà Phạm Thị Minh Thêu - Cán bộ sản phụ khoa, Trạm y tế xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình: “Tư vấn cho các chị em dù trai hay gái mình chỉ cần 2 con là đủ, miễn sao nuôi dạy cho tốt, không cần con trai nối dõi, con gái lấy chồng. Thì mình tư vấn cho chị em, nếu đẻ con trai không chú trọng nuôi dưỡng, chiều chuộng thì tác động xã hội chưa chắc đã tốt bằng con gái, nhưng con gái nuôi dưỡng tốt, cho các cháu ăn học nên người sẽ báo đáp lại.” |
Cán bộ trạm y tế xã khám và tư vấn sức khỏe cho bà mẹ mang thai
Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì các phương thức tuyên truyền theo nhóm, tư vấn tại nhà cho các gia đình về nội dung chênh lệch giới, về bình đẳng giới được các địa phương và ngành chuyên môn thường xuyên thực hiện. Đội ngũ làm công tác chuyên môn và chính quyền địa phương tại Thái Bình xác định thay đổi tư tưởng trọng nam từ xa xưa luôn là công việc không dễ dàng.
“Trước thực trạng này thì xã tôi họp ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân của xã và có các giải pháp phối hợp ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền dân số, tác hại của mất cân bằng giới tính, tuyên truyền không chọn giới tính trước sinh, tăng cường giải pháp bình đẳng giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiến nghị chính quyền nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã.” |
Ông Nguyễn Quốc Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình: “Chúng tôi có đề nghị cấp ngành có thẩm quyền là các bộ ngành đang dự thảo các văn bản sớm được thực hiện như quan tâm chế độ cho gia đình đẻ con một bề là con gái, miễn giảm học phí hay bảo hiểm xã hội để anh em sớm tuyên truyền đến người dân.” |
Hiện nay, các chương trình truyền thông về bình đẳng giới đã tác đồng nhiều ông bố bà mẹ trẻ có kiến thức. Họ đã tự lập về kinh tế nên đã giúp họ nhìn nhận đúng hơn về việc chênh lệch giới và chọn giới tính khi sinh con. Đây chính là giải pháp hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính trong tương lai.
Chị Trần Thị Mến - Xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình: “Em sinh con không có áp lực nhiều, lúc đầu thì cũng lo lắng sinh con thế nào cho khỏe thôi chứ không có quan niệm đẻ trai hay gái. Chồng em khi biết sinh con gái lại rất vui.” |
Cán bộ trạm y tế xã tư vấn sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ đưa con đến khám
Việc lấy người lãnh đạo các địa phương, các ban, ngành xây dựng mô hình sinh con một bề, sinh đẻ kế hoạch đang được nhiều địa phương nhân rộng. Bên cạnh đó, tại tỉnh Thái Bình đã xây dựng mô hình "Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh" duy trì tại 157 xã với 157 câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 cùng giúp nhau phát triển kinh tế thuộc 8 huyện, thành phố. Tham gia câu lạc bộ, chị em được phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới.
Bà Đoàn Thị Thanh Hằng - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thái Bình: “Dưới sự chỉ đạo của Trung ương của tỉnh trong thực hiện các văn bản của Chính phủ, của Bộ Y tế, của tỉnh về việc thực hiện đề án mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2025, tập trung phối hợp cơ quan tuyên truyền về dân số nói chung, mất cân bằng giới tính nói riêng. Phối hợp ngành giáo dục tuyên truyền trong các cán bộ và học sinh trong các cấp học. Thời gian tới có tham mưu trong việc lựa chọn giới tính thai nhi.” |
Bùi Minh
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...