Chính sách tiền lương thay đổi do Covid -19

Thứ 4, 27/01/2021 | 10:13:21
748 lượt xem

Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bất ngờ xảy ra khiến những lộ trình, dự kiến về chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đề ra trước đây có thể sẽ phải thay đổi.

Sau nhiều năm liên tiếp tăng lương tối thiểu vùng. Dự kiến năm 2021 sẽ là năm hiếm hoi lương tối thiểu vùng có thể được giữ nguyên. Đây là đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia gửi Chính phủ khuyến nghị phương án tiền lương tối thiểu năm 2021. Tất cả vẫn đang trong lộ trình xem xét và báo cáo Chính Phủ trước quý II/2021. Song nội dung này đang nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều các doanh nghiệp trong nỗ lực phục hồi sản xuất sau dịch. 

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Công ty May 10:  Nếu tăng mức lương nữa là quá tải cho chúng tôi, vì doanh nghiệp đang phải gánh chịu quá nhiều sức ép từ tình hình dịch với sản xuất đang gặp tắc

Ở khu vực hành chính sự nghiệp, việc Ban Chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá. Hướng tới tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng công việc, thay vì phụ thuộc vào bằng cấp, thâm niên như hiện nay.

Chị Nguyễn Thị Linh – Giáo viên mầm non thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội:  Rất mong cải thiện chế độ đãi ngộ và tiền lương cho giáo viên mầm non



Bà Trần Thị Diệu Anh - Hiệu trưởng Trường mầm non thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội: Chế độ tiền lương và đãi ngộ của các cô rất thấp, đặc thù lương của chúng tôi có 1,65 là rất thấp cũng mong các cấp quan tâm đến chế độ bậc lương ngành nghề…


Tuy nhiên, Đề án cải cách tiền lương theo vị trí việc làm đã gặp khó do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Theo Ban Chấp hành Trung ương, Đề án chưa thể thực hiện trong năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27, mà sẽ phải giãn lùi đến 01/7/2022.

Ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng ban Quan hệ lao  động, Tổng LĐLĐ Việt nam: Cần có thời gian để lùi lại cho việc chính sách kinh tế xã hội có nhiều điểm sáng để cải cách và thực hiện lộ trình tiền lương với khối công chức viên chức…



Thống kê giai đoạn 2008 – 2020, tốc độ tăng bình quân lương tối thiểu là 15,52%/năm; mức tăng hằng năm cao hơn 2 lần mức tăng chỉ số giá tiêu dùng.Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 bình quân đã bảo đảm cao hơn 1,51% so với mức sống tối thiểu. Do đó tạm hoãn tăng lương trong năm nay cũng là hỗ trợ doanh nghiệp thông qua đó giữ việc làm cho người lao động. Tương tự, tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng cần phải đặt trong tổng thể bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...