Phấn đấu triển khai hiệu quả mô hình công dân học tập

Thứ 6, 08/01/2021 | 00:00:00
1,077 lượt xem

Trong giai đoạn 2016-2020, nhờ sự ủng hộ vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự tâm huyết của các tầng lớp nhân dân và sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ, việc thực hiện đề án 281 của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập được các địa phương của tỉnh Thái Bình phấn đấu thực hiện tốt. Công tác khuyến học khuyến tài đạt nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay hội khuyến học của tỉnh Thái Bình có hơn 600 nghìn hội viên, quỹ khuyến học các cấp đạt gần 155 tỷ đồng.

Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh Thái Bình đã duy trì đều đặn hoạt động của các mô hình học tập như các câu lạc bộ sách, thơ, hát chèo, thể thao. 

Xây dựng góc truyền thống hiếu học và sự thành đạt trong Nhà truyền thống xã, ghi danh những con em của xã đỗ đạt, thành công để vận động, khích lệ toàn dân quan tâm, nỗ lực cho công tác khuyến học, theo phương châm “Cần gì học nấy, học ở mọc lúc mọi nơi”.

Ông Phạm Quang Phúng, Chủ tịch hội Khuyến học xã Thanh Tân huyện Kiến Xương:

“Mỗi năm chúng tôi khảo sát một lần nhu cầu học tập của người lao động, sau đó mới mở lớp ở Trung tâm học tập cộng đồng. Các lớp chủ yếu là mở về dạy sản xuất nông nghiệp, phân loại từ ở thôn, phát triển nghề trồng lúa hàng hoá”.


Người dân đi học ở các trung tâm học tập cộng đồng ổn định khoảng 1,5 triệu lượt người, tham gia theo nhiều chuyên đề về đường lối chính sách của Đảng, khoa học kĩ thuật, đời sống văn hoá, sức khoẻ, môi trường, tin học, ngoại ngữ...Công tác khuyến học khuyến tài được triển khai sâu rộng từ xã đến từng thôn; từ trung tâm học tập cộng đồng của xã, từ trường học đến từng gia đình, dòng họ.

Ông Nguyễn Minh Lệ, Chủ tịch hội Khuyến học xã Minh Khai huyện Vũ Thư:

“Tổng số tiền khen thưởng cho học sinh và người lớn, chúng tôi không hề thu của nhân dân mà mỗi lần khen thưởng là chúng tôi viết thư gửi cho người con xa quê, vận động xã hội hoá và ủng hộ cho quỹ khuyến học”.



Ông Đặng Văn Cao - Phó Chủ tịch hội Khuyến học tỉnh Thái Bình:

“Trẻ em học để chuẩn bị cho tương lai, còn người lớn thì học để phục vụ việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế. Có thể học trên Đài, báo, sách vở, học từ thực tiễn những cơ sở sản xuất, học qua điện thoại thông minh...Ở nơi nào có phong trào học tập tốt, thì ở nơi đó các phong trào xây dựng văn hoá, trật tự an ninh, phát triển kinh tế cũng ngày càng tốt hơn”.



Thế hệ đi trước răn dạy cho thế hệ sau việc học tập và học tập suốt đời. Nhiều học sinh đạt giải cao trong cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Tại mỗi gia đình, trước bàn học của con em đều dán bộ tiêu chí Gia đình học tập như 1 nguồn đồng lực để phấn đấu, nỗ lực cho phong trào học tập suốt đời, hướng tới việc triển khai hiệu quả mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...