Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Tân Sửu. Đến thời điểm này các doanh nghiệp sản xuất, các nhà cung ứng và phân phối đã chuẩn bị và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa dịp cuối năm. Dự kiến, sức mua hàng hóa vào dịp Tết năm nay sẽ tăng khoảng 12-15% so cùng kỳ năm trước, tăng khoảng 15-20% so các tháng thường.
Đi cùng với việc đảm bảo nguồn cung là công tác bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, công tác đảm bảo về giá đã được các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh kiểm soát.
Năm nay, đơn vị phân phối này chuẩn bị lượng hàng hóa hàng hóa tăng từ 25 – 30%. Ngay từ tháng 8, họ đã làm việc với các nhà cung cấp về nguồn hàng cũng như cam kết về giá cả, tránh tình trạng biến động về giá các mặt hàng thiết yếu.
Bà Đỗ Tuệ Tâm – Phó Tổng Giám đốc thường trực, Tổng công ty Thương mại Hà Nội: “Ngoài khoản 1000 tỷ cho chung đợt Tết này thì chúng tôi dành khoảng 200 tỷ để phục vụ cho 8 mặt hàng thiết yếu tham gia chương trình bình ổn giá của n ăm 2020.” |
Ngoài việc ký cam kết về giá với nhà cung cấp, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và đẩy mạnh tiêu thụ hàng dịp cuối năm, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ dự kiến triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, góp phần giữ giá hàng hóa không có biến động lớn.
Nguyễn Thái Dũng – Tổng Giám đốc Công ty Bán lẻ BRG Retail “Các nhà cung cấp của chúng tôi cũng đã có sự cam kết với hệ thống của chúng tôi trong việc bình ổn giá cho mùa mua sắm cuối năm. Và có thể nói trong bối cảnh hiện nay thì chúng tôi có thể khẳng định là không có sự tăng giá trong mùa mua sắm, kể đến là có hàng nghìn mặt hàng mà chúng tôi có sự giảm giá từ 5 – 50% cho từng đợt mua sắm trong dịp cuối năm này.” |
Theo đánh giá của liên Bộ Công Thương – Nông nghiệp, nhờ nguồn hàng đã được các doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch chuẩn bị cùng với các chương trình phục vụ Tết khá chu đáo sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá hàng hóa sẽ không có biến động lớn, đặc biệt là nhóm thực phẩm.
Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT: “Đối với nhóm thực phẩm mà nỏi lên là thịt lợn thì chúng ta hoàn toàn làm chủ về mặt giá cả cũng như lượng hàng với việc tổ chức thực hiện tái đàn của chúng ta thành công và theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tôi cũng tin chắc rằng Tết năm nay không còn tình trạng bị động về vấn đề cung ứng hàng hóa thực phẩm.” |
Tại các điểm bán hàng bình ổn, giá cả được niêm yết rõ ràng và doanh nghiệp đã cam kết bán theo đúng giá niêm yết, giữ ổn định trong dịp Tết. Thị trường các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết sẽ không có hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...