Gieo niềm hi vọng cho trẻ khuyết tật

Thứ 5, 03/12/2020 | 00:00:00
820 lượt xem

Với những trẻ khuyết tật, các em đều có quyền được đi học, tạo việc làm để nuôi sống bản thân như biết bao người khác. Nhân Ngày quốc tế Người khuyết tật 3/12, chúng ta cùng đến với câu chuyện tại Trung tâm phục hồi chức năng Việt Hàn. Nơi các thầy cô luôn tận tâm, nỗ lực hết mình để chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, giúp các em cải thiện sức khỏe và hành vi.

Họ là những người lái đò thật đặc biệt, mang lại cho các em cơ hội tái hòa nhập cộng đồng và hy vọng về một tương lai tươi sáng.

Những lớp học không phấn trắng bảng đen, không giáo án mà chỉ có tình thương yêu và sự kiên trì. Gắn bó với công việc này đã gần 15 năm, thầy giáo Nguyễn Hữu Tuấn tâm sự: mỗi tiết học với trẻ tự kỷ nặng đã từng là nỗi trăn trở. Bởi lớp chỉ có khoảng 10 em những mỗi em một diễn biến tâm lý, hành động khó lường. Phải cần rất nhiều công sức, thầy mới hiểu được tính cách và sự tiến bộ của mỗi em, thời gian không phải tính bằng ngày, bằng tháng mà là hàng năm.



Anh Nguyễn Hữu Tuấn - Giáo viên Trung tâm phục hồi chức năng Việt - Hàn: Hồi mới đi làm, cũng sợ mỗi khi lên lớp, nhưng lâu dần nhìn thấy các em như vậy, mình cũng phải cố gắng, cố gắng vì các em và vì mình, vì nếu mình bỏ đi thì các em sẽ như thế nào... 


Gắn bó với công việc phục hồi chức năng hơn 10 năm nay, cô giáo Nguyễn Thị Hằng chỉ đau đáu một ước mơ đó là được nhìn thấy học trò của mình có thể đi lại, chạy nhảy như bao bạn bè. Cô cho rằng, các em nhỏ khuyết tật cũng cần được yêu thương và mỗi gia đình có trẻ khuyết tật cần làm mọi điều có thể để các em có môi trường học tập phù hợp nhất, phát huy hết khả năng của người khuyết tật.


Chị Nguyễn Thị Hằng - Giáo viên Trung tâm phục hồi chức năng Việt - Hàn: Nhiều gia đình nghĩ trẻ khuyết tật không biết gì, cần gì phải đi học, phải mặc đẹp, nhưng trẻ rất nhạy cảm, trẻ cũng biết vui buồn, vậy thì mình phải can thiệp sớm, để giúp trẻ có thể sớm hòa nhập cộng đồng, yêu thương trẻ như những đứa trẻ khác...


Tại ngôi trường đặc biệt này, các thầy cô luôn trăn trở với việc nếu rời trung tâm, các em sẽ làm gì để kiếm sống. Vậy là ý tưởng liên kết giữa trung tâm với một công ty cung cấp giấy ăn phục vụ đám cưới đã thành hình. Từ đó, vừa rèn luyện kỹ năng cho các em, vừa hướng nghiệp, giúp các em làm quen với những công việc mới.



Ông Nguyễn Kim Cam - Giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng Việt - Hàn: Chúng tôi cũng cố gắng hết sức để có thể tạo việc làm cho các em sau này, vì tương lai nghĩ rằng các em cũng cần có 1 công việc để kiếm sống...



Việc có thể hòa nhập cộng đồng với các em khuyết tật không là ước mơ mà đã trở thành thực tế, các em đã có thêm cơ hội nuôi sống bản thân, hòa nhập với cộng đồng. Nếu cả xã hội cùng quan tâm, rộng mở vòng tay tạo điều kiện cho người khuyết tật thì họ sẽ có thêm nghị lực để vươn lên trong cuộc sống trở thành những người hữu ích.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...