Cảnh báo các hiện tượng thời tiết cực đoan

Thứ 7, 25/07/2020 | 00:00:00
3,862 lượt xem

Ngay từ đầu năm nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã nhận định xu thế thời tiết 2020 là đầu năm thiếu nước, cuối năm bão nhiều. Và thực tế, đến thời điểm này, các hình thái thời tiết khắc nghiệt, nguy hiểm đã diễn ra. Trước cảnh báo cuối năm sẽ còn hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện thì có những gì cần lưu ý, chúng ta cùng theo dõi phân tích của các chuyên gia ngay sau đây

 Miền Bắc Mưa đá, giông lốc. Miền Nam, các tỉnh vùng ĐBSCL, xâm nhập mặn khắc nghiệt, 5 tỉnh phải công bố tình huống khẩn cấp. Miền Trung – Tây Nguyên khô hạn khốc liệt.

Những tháng đầu năm nay, 3 miền trên cả nước đều ghi nhận những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt…

Tháng 6-2020, nhiệt độ trung bình khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tăng từ 1,5-2,5 độ C so với trung bình nhiều năm, còn ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ cũng tăng cao hơn năm bình thường tới 1,5 độ C. Trung du Bắc Bộ có trên 20 ngày xảy ra nắng nóng. Riêng khu vực Bắc và Trung Trung Bộ nhiều nơi có trên 25 ngày có nắng nóng. Nửa đầu tháng 7-2020, hầu hết các khu vực đều có nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 đến 2 độ C)

Chưa dừng lại ở đó, mùa hè , Bắc Bộ và Trung Bộ cũng liên tiếp ghi nhận nhiều kỷ lục về mức nhiệt và thời gian nắng nóng. 

Nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc hầu hết cao hơn,  riêng Bắc Bộ nhiệt độ cao hơn phổ biến từ 2,2-2,7 độ, còn nhiệt độ trung bình ở Hà Nội cao nhất 50 năm qua.

 

PGS.TS Nguyễn Viết Lành – Trường Đại học TN&MT:  Năm nay là 1 năm nhiều hiện tượng bất thường …dải hội tụ nhiệt đới rãnh giao mùa hoạt động yếu thậm chí là không có cho nên toàn bộ gió tây nam từ bán cầu nam đi qua lãnh thổ VN đổ thẳng vào lưu vực sông Trường Giang của TQ, chính vì thế ta khô hạn


Mưa lũ cũng đã thiết lập kỷ lục mới. Điển hình tại TP.Hà Giang (tỉnh Hà Giang) ghi nhận lượng mưa từ 19 giờ ngày 20.7 đến 19 giờ ngày hôm sa lên tới 347 mm. Đây là lượng mưa trong vòng 24 giờ lớn nhất theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay.

Vậy đâu là nguyên nhân ?

PGS.TS Nguyễn Viết Lành – Trường Đại học TN&MT : mọi người chỉ biết BĐKH là nhiệt độ tăng lên, nhà chuyên môn thì biết rằng trung tâm khí áp gây nên hiện tượng biến đổi đó biến đổi làm quy luật thông thường bị mất đi, thiết lập quy luật mới, hiện tượng mới mà khó đánh giá trong tương lai… 



Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia:Các thiên tai diễn biến không còn đúng quy luật nữa, các xảy ra năm nay đến năm sau là khác nhau hoàn toàn thứ 2 là tác động của BĐKH… ngành KTTV xác định mặc dù có cải thiện cải tiến nhưng không được chủ quan…

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, những đợt mưa lớn khả năng tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. Từ tháng 8 trở đi, xu hướng tần suất bão áp thấp nhiệt đới sẽ tăng lên và nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm đáng lo ngại xảy ra.

Ông Trần Văn Hưởng – Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia: Mùa bão đến muộn và nó có 10-13 cơn bão có 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp, số lượng vẫn ngang trung bình nhiều năm, bão dồn dập giai đoạn cuối, lo ngại cuối năm nay mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ và phía Nam của Việt Nam, chúng tôi quan ngại khả năng bão ảnh hưởng dồn dập ở Trung và Nam Bộ gây hiện tượng lũ chồng lũ, mưa và lũ nối tiếp nhau…


PGS.TS Phan Văn Tân – Trường ĐH KHTN:  sang tháng 10 -11 thì có thể bão nhiều hơn vì tháng 10-11 đầu mùa thu đầu mùa đông vì vậy dải hội tụ nhiệt đới dịch vào VN, bão dồn vào miền Trung, điều quan trọng nhất là nơi có sông ngắn sông dốc nếu bão kết hợp mưa lớn sẽ để lại hệ quả lớn… Mưa dồn dập trong thời gian dài  thì rừng đầu nguồn bị phá nhiều tạo thành dòng chảy mạnh đổ về sông, ngoài sạt lở, lũ lụt thì cần đề cập đến sạt lở…


Theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai, 6 tháng đầu năm nay, thiên  tai làm 47 người chết, 130 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế gần 3.400 tỷ đồng. Các con số này tiếp tục là lời cảnh báo cho chính quyền và người dân cần lên ngay các phương án, kịch bản ứng phó hợp lý, phù hợp với từng địa phương và với từng loại hình thiên tai nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra…/

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...