Chúng ta không thể lường trước được những rủi ro có thể xảy đến với mình và gia đình như ốm đau, bệnh tật, hay tai nạn. Và do đó việc mua bảo hiểm là một trong những biện pháp giúp quản lý rủi ro hiệu quả. Những lợi ích của việc này có thể được nhìn nhận rất rõ khi đại dịch COVID-19 xảy ra ở Mỹ, khi những người không có bảo hiểm sức khỏe có thể phải đốt sạch tiền tiết kiệm của mình nếu không may mắc bệnh.
Cảm thấy không khỏe, cô Danni Askini ở Boston (Mỹ) đi khám và được xác nhận nhiễm virus corona chủng mới. Sau một thời gian điều trị, đến ngày xuất viện, cô choáng váng khi nhìn vào con số trên tờ hóa đơn điều trị: gần 35 nghìn USD.
Cô Danni Askini – Bệnh nhân nhiễm COVID-19: “Tôi đã bị sốc khi nhìn thấy con số 34.972 USD. Do không có bảo hiểm nên toàn bộ chi phí khám và điều trị bệnh đều được tính vào hóa đơn của tôi. Bạn bị ốm 1 lần và trở thành con nợ suốt đời.”
Mỹ là một trong những quốc gia có chi phí khám chữa bệnh vào loại cao trên thế giới. Như trong trường hợp cô Askini, do không có bảo hiểm khi tới bệnh viện, cô phải thanh toán 100% chi phí điều trị bệnh. Cô đã nộp đơn xin trợ cấp y tế và hy vọng được thanh toán viện phí. Nếu không, cô sẽ phải ôm số nợ khổng lồ.
Trong trường hợp người nhiễm Covid-19 có mua bảo hiểm, gánh nặng chi trả sẽ nhẹ nhàng hơn. Theo tổ chức Kaiser Family Foundation, chi phí điều trị trung bình cho những bệnh nhân có bảo hiểm và không có bệnh nền sẽ vào khoảng 9.763 USD. Trường hợp bệnh nhân phải điều trị thêm các biến chứng, số tiền này sẽ vào khoảng 20.292 USD.
Tiến sĩ William Shrank – Công ty bảo hiểm y tế Humana: “Việc tham gia bảo hiểm và được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí khám cũng như điều trị sẽ giúp bệnh nhân không còn lo lắng các gánh nặng về tài chính trong bối cảnh đại dịch hiện nay.”
Dẫu vậy, không thể phủ nhận, với nhiều người dân Mỹ, kể cả đã được bảo hiểm hỗ trợ thì chi phí điều trị vẫn ở mức cao. Phân tích của SmartAsset dựa trên dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) năm 2016 cho thấy, 50% số hộ gia đình Mỹ chỉ có tối đa 4.500 USD trong tài khoản tiết kiệm. Như vậy, với một người có thu nhập bình thường, việc khám chữa Covid-19 có thể đốt sạch số tiền tiết kiệm của họ. Thậm chí với những người có nhiều bệnh nền và tài chính eo hẹp hơn, việc chữa bệnh sẽ dẫn đến khối nợ lớn.
Nguồn TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...