Những nguy cơ từ sử dụng nước mưa và giếng khoan

Thứ 6, 05/06/2020 | 00:00:00
3,637 lượt xem

“Liên tục, áp lực, và chất lượng” là 3 nguyên tắc vàng mà mỗi doanh nghiệp nước sạch cần phải cam kết khi thực hiện hợp đồng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng người dân chưa được phục vụ cung cấp nước sạch đảm bảo đúng 3 nguyên tắc trên vẫn xảy ra. Để khắc phục tình trạng đó, nhiều hộ dân đã quay trở lại sử dụng nước giếng khoan hoặc nước mưa. Vậy nguồn nước tự nhiên đó có đảm bảo an toàn hay không?

Nguồn nước tự nhiên có đảm bảo an toàn hay không?

Thời điểm chúng tôi thực hiện phóng sự này, là lúc người dân khu vực thôn Nguyệt Lâm 1, Nguyệt Lâm 2 xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương đã mất nước đến cả tuần nay. Nhà nào may mắn chưa phá bỏ bể nước mưa, hay giếng khơi, thì còn có nước để dùng tạm. Còn lại, số đông gia đình phải đi xin nước về phục vụ sinh hoạt. Việc sử dụng nước mưa hay giếng khoan chỉ là giải pháp mang tính tạm thời.

Bà Phạm Thị Thủy, thôn Nguyệt Lâm 1, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương:

Nước máy không có nên phải sử dụng nước giếng khoan, ăn uống thì sử dụng nước mưa.



Bà Nguyễn Thị Ngọc, thôn Nguyệt Lâm 3, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương:

Nhà tôi thì chỉ có mỗi cái bể nước mưa, nước máy không có nên chỉ sử dụng nước mưa. Và có nước giếng khơi tôi múc lên dùng hàng ngày vậy thôi.



Không chỉ có những hộ dân ở xã Vũ Bình, mà bên cạnh đó, xã Nam Bình, cũng rơi vào tình trạng tương tự khi người dân thiếu nguồn nước sạch sử dụng.

Nước giếng khơi, giếng khoan hay nước mưa vẫn đang được sử dụng tại một số hộ gia đình nông thôn khi chưa có nước sạch

Sử dụng nước giếng khơi, giếng khoan hay nước mưa, vốn là thói quen sinh hoạt từ nhiều năm trước của người dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp ngày một nhiều. hòa vào không khí, vào đất, nước…. Chính vì vậy, những nguồn nước mưa, nước giếng khoan, nước giếng khơi có còn thực sự an toàn cho người dân hay không? 

Ông Lê Xuân  Quảng, Trưởng khoa sức khỏe và môi trường, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Bình: 

Phần lớn số người dân hiện đang sử dụng nước giếng khoan không qua kiểm soát của các cơ quan chức năng. Điều này có thể dẫn đến một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ như trong nguồn nước giếng khoan có nhiễm các kim loại, đặc biệt là kim loại nặng như asen, mangan, sắt, amoni…, nếu sử dụng lâu dài thì tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh mãn tính hay ung thư. 

Các nguồn nước mấy năm trước chúng tôi khảo sát còn một số vùng trong địa bàn tỉnh có nguy cơ ô nhiễm về kim loại nặng và nhiễm vi sinh vật.


Một cuộc khảo sát trên diện rộng của 12 tỉnh thành với trên 12.400 mẫu phân tích từ các giếng khoan cho thấy, sự ô nhiễm thạch tín ở miền Bắc cao hơn Miền Nam. Nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng thạch tín vượt quá 10 ptt là vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới và tiêu chuẩn Việt Nam về nước dùng cho ăn uống. Dùng nước này trong sinh hoạt và ăn uống sẽ rất có hại, có thể dẫn đến các bệnh ung thư da, bàng quang, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết. 

Bể lọc nước giếng khoan tại hộ gia đình

Hiện nay mùa nắng nóng đã đến. Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân. Để đảm bảo cung cấp cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân. Mới đây, Sở NN&PTNT Thái Bình đã có công văn số 620 yêu cầu các đơn vị cấp nước khẩn trương rà soát công trình cấp nước, vận hành hệ thống cấp nước theo đúng quy trình kỹ thuật, phục vụ nhân dân liên tục, đầy đủ, và đảm bảo chất lượng. Đối với các công trình cấp nước xây dựng trước đây, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng, cần tập trung đầu tư nâng công suất, và lắp đặt hệ thống đường ống để đảm bảo cấp nước phục vụ nhân dân.

Việc được cung cấp liên tục, đảm bảo tính áp lực và chất lượng nước, là quyền lợi mà khách hàng yêu cầu đối với đơn vị cung cấp nước sạch khi thực hiện hợp đồng. Sau đây chúng tôi trích giới thiệu điều 18 một số quy định trách nhiệm của đơn vị cấp nước theo quyết định số 3557 ngày 17/12/2019 của UBND tỉnh Thái Bình.

-  Trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ hệ thống công trình cấp nước sạch, cung cấp đầy đủ nước sạch đảm bảo chất lượng theo đúng quy trình vận hành.

-  Thực hiện thỏa thuận với khách hàng sử dụng nước sạch trong việc huy động kinh phí đóng góp đầu tư xây dựng công trình, đấu nối, cung cấp nước sạch và các nội dung khác liên quan theo quy định. Thực hiện đúng các nội dung cam kết đã thỏa thuận và theo hợp đồng dịch vụ cấp nước đã được ký kết với khách hàng sử dụng nước.

-  Xây dựng phương án bảo vệ (Bao gồm: Bảo vệ công trình thu, trạm bơm cấp 1, khu xử lý, trạm bơm cấp 2, mạng lưới đường ống và các công trình phụ trợ, nguồn nước thô), kế hoạch ứng phó các sự cố của công trình cấp nước sạch tập trung trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

-  Khi xảy ra sự cố đối với hệ thống công trình cấp nước sạch tập trung, đơn vị cấp nước phải khẩn trương khắc phục sự cố, khôi phục việc cấp nước, đồng thời báo cáo bằng văn bản (địa điểm, thời điểm xảy ra sự cố, biện pháp khắc phục) đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi cấp nước để chỉ đạo kịp thời. Trường hợp thời gian khắc phục sự cố kéo dài, đơn vị cấp nước phải chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của khách hàng sử dụng, hoặc thông báo kịp thời cho khách hàng sử dụng có biện pháp trữ nước trong thời gian khôi phục dịch vụ cấp nước.



Mai Liên

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...