Chiều 9/4, sau 10 ngày cả nước thực hiện Chỉ thị số 16, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch COVID-19 và thảo luận các biện pháp tăng cường chấp hành nghiêm Chỉ thị.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, về trang thiết bị y tế, tổng hợp của Ban Chỉ đạo cũng cho thấy, cả nước hiện có khoảng 5.932 máy thở xâm nhập và không xâm nhập đang hoạt động tại các cơ sở y tế. Từ khi có dịch đến nay, nhiều đơn vị, địa phương đã mua dự phòng cho phòng chống dịch hoặc được tài trợ khoảng 485 máy thở, như vậy, cả nước hiện có khoảng 6.417 chiếc. Bộ Y tế đã làm việc với 2 công ty sản xuất máy trợ thở cho bệnh nhân nhi/sơ sinh có thể nâng cấp sản xuất máy trợ thở cho người lớn và làm việc với đại diện của tập đoàn Vingroup (Vinfast) để trao đổi về phương án sản xuất máy thở tại Việt Nam. Theo đó, Tập đoàn Vingroup dự kiến sản xuất 2 loại máy thở gồm: Máy thở không xâm nhập (dự kiến bắt đầu sản xuất từ 20/4/2020, sản lượng giai đoạn đầu là khoảng 5.000 máy) và máy thở xâm nhập (dự kiến nửa đầu tháng 5/2020 bắt đầu sản xuất, sản lượng giai đoạn đầu khoảng 500 máy). Năng lực sản xuất tối đa là 47.000 máy/tháng với điều kiện nguồn cung linh kiện đầu vào có sẵn và đầy đủ.
Hiện có trên 70 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế với năng lực sản xuất dự kiến 5.720.000 chiếc/ngày và 40.000 chiếc khẩu trang N95 hoặc tương đương/ngày. Tuy nhiên, các đơn vị đang khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất do giá tăng cao và khan hiếm xảy ra trên phạm vi toàn cầu (nguồn nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế bao gồm: vải không dệt, màng lọc kháng khuẩn, dây thun, thanh mũi), trong đó nguyên liệu vải không dệt, thanh mũi trong nước đã sản xuất được. Đối với màng lọc kháng khuẩn (nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang y tế) Bộ Y tế đã cho phép sử dụng vải SMS thay thế nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, hiện có khoảng 4 tỷ người trên toàn thế giới đang thực hiện giãn cách xã hội để ngăn ngừa lây nhiễm. Nhiều quốc gia có những biện pháp nghiêm ngặt để xử lý các hành vi vi phạm. Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, do thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 16 nên đã đem lại những kết quả ban đầu tuy nhiên, không được lơ là, mất cảnh giác mà cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Thủ tướng đề nghị người dân tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội và đeo khẩu trang tại nơi công cộng; thực hiện nghiêm Chỉ thị 16; không lơ là mất cảnh giác như một số nước đã mắc phải trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...