Bên cạnh các sản phẩm “hot” trong mùa dịch Covid-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay khô… trong thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội cũng tràn ngập nhiều thông tin, hình ảnh quảng cáo các loại thẻ đeo kháng khuẩn có tác dụng chống virus có xuất xứ từ Nhật Bản. Thậm chí, thẻ đeo kháng khuẩn còn được quảng cáo với tác dụng kỳ diệu là có thể diệt cả Covid-19. Tuy nhiên, tác dụng thực sự của loại thẻ này chưa có cơ quan nào kiểm chứng.
Làm sạch không khí, chống mốc, virus, vi khuẩn , thậm chí là chống được virut Covid-19. Đó là những lời quảng cáo về sản phẩm thẻ chống Virut đang được giao bán và đăng tải trên mạng internet hiện nay. Để minh chứng cho tác dụng thần thánh này là những hình ảnh cực thuyết phục.
Không chỉ thẻ diệt virus, thậm chí có 1 số đối tượng rao bán vắc-xin chống được virus corona với giá 1 triệu/mũi và 200 đô/mũi. Thật bất ngờ vì đây là vắc –xin tiêm phòng dành cho chó. Ngay sau đó người bán vội vàng xóa đi.
Chị Đặng Thị Hoãn – Quận Đống Đa, Hà Nội: Khi có dịch corona em thấy 1 số quảng cáo, một số thông tin chống virus và vacxin không có sự tin tưởng |
Anh Trịnh Ngọc Minh – Quận Cầu Giấy, Hà Nội: Bản thân cá nhân mình không tin lắm vì những gì bán tràn lan , những sản phẩm chưa kiểm duyệt và thông qua Bộ Y tế |
Không phải người tiêu dùng nào cũng tỉnh táo như vậy mà nhiều người đặt niềm tin vào người bán. Người bán thì chạy theo lợi nhuận mùa dịch.
Và đây là 300 sản phẩm thẻ diệt virus đã bị lực lượng chức năng thu giữ mới đây tại chợ thuốc Hapulico. Số sản phẩm này đều không có hóa đơn chứng từ và không có kiểm định chất lượng. Và giá bán trên mạng những chiếc thẻ này từ 200-300 nghìn đồng/ thẻ.
Ông Kiều Đình Cảnh – Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 12, Cục Quản lý thị trường Hà Nội: Cái khó khăn nhất hoạt động đó lén lút và gây khó khăn cơ quan kiểm tra, chủ yếu nhỏ lẻ và đến tận tay người tiêu dùng. |
Hiện, ở Việt Nam, cơ quan chức năng chưa cấp phép cho loại hàng hóa là thẻ đeo chống virus, bút diệt khuẩn... lưu hành trên thị trường. Do vậy, cũng chưa có bất cứ sự kiểm nghiệm nào về chất lượng để khẳng định tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, nhất là với Covid-19 của các sản phẩm rao bán trên mạng .Việc một số người quảng cáo, rao bán những sản phẩm có tác dụng phòng dịch Covid-19 thực chất là hành vi lừa người tiêu dùng nhẹ dạ, cả tin.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...