Ngày 4/11, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu đặt câu hỏi đến lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội rằng, người dân lo ngại thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, gây nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Tình trạng tồn tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đá lạnh từ nước giếng, trong khi chất lượng thì chưa được kiểm nghiệm hoặc giấy kiểm nghiệm chất lượng đã hết hạn. Vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể tại các trường học, các khu công nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại và khó kiểm soát.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội “Về các giải pháp thì chúng ta cần tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cơ sở này nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm thì họ sẽ không đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và đương nhiên là sản phẩm của họ sẽ không được tiếp nhận. Thứ 2 là tăng cường quản lý chặt chẽ các cơ sở này, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kiên quyết đóng cửa các cơ sở mà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý các vi phạm, đây cũng là vấn đề cần phải vào cuộc của các cấp các ngành, trong đó cơ quan thường trực là ngành y tế.” |
Phát biểu giải trình, làm rõ thêm những ý kiến của các đại biểu, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của Thành phố đã vào cuộc rất quyết liệt, đạt nhiều kết quả trong công tác này, song cũng còn không ít tồn tại, hạn chế.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội “Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra thanh tra. Hiện nay, hệ thống thanh tra của chúng ta từ bán kiêm nhiệm đến kiêm nhiệm đã hoàn thiện được đến tất cả các phường xã và quận huyện. Trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác này. Vấn đề thứ 2 là đặc biệt chú ý đến các cơ sở chế biến, sản xuất mà trong đó là các cơ sở sản xuất nước, sản xuất liên quan đến lương thực, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi sống. Cái thứ 3 là liên quan đến các chất bảo quản quan tâm đến tất cả nguồn gốc xuất xứ của các chất bảo quản thực phẩm, liên quan đến các chất bảo vệ thực vật, là chúng tôi cũng đang xiết chặt lại công tác quản lý.” |
Hà Nội hiện có hơn 70.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; 7 cơ sở giết mổ công nghiệp; 44 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, gần 1000 cơ sở giết mổ, nhỏ lẻ thủ công; hơn 450 chợ, 120 siêu thị, 22 trung tâm thương mại có kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, việc sản xuất thực phẩm của thành phố mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các nơi khác.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...