Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang gia tăng và diễn biến phức tạp, thành phố Đà Nẵng đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương, tăng cường tuyên truyền phòng bệnh đến người dân và phun xịt xử lý môi trường nơi có nguy cơ phát sinh ổ dịch. Để khống chế không cho dịch sốt xuất huyết lây lan rộng, các địa phương chủ động biện pháp dập dịch trong cộng đồng.
Với thói quen trữ nước trong thùng nhựa và bể xi măng để dùng trong sinh hoạt như thế này cộng với ý thức phòng bệnh kém của người dân đã trở thành nơi lý tưởng phát sinh bọ gậy, lăng quăng, sinh muỗi lây truyền sốt xuất huyết.
Bà Nguyễn Thị Huê – Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
"Nhà mình không có nước sạch, hay bị mất nước, nước không lên được, cho nên nhiều lúc mình đã dự trữ mấy cái thùng để đem ra chứa nước dùng hàng ngày. Mặc dù biết chứa nước như vầy sẽ sinh muỗi lây sốt xuất huyết nhưng vì đây là nước mưa nên cũng muốn tận dụng."
Qua kiểm tra thực tế tại một số khu dân cư tại quận Liên Chiểu cho thấy chỉ số côn trùng tại đây rất cao, đã biến những nơi này thành ổ dịch sốt xuất huyết. Ngay khi phát hiện ổ dịch có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, Trung tâm Y tế quận phối hợp cùng tổ dân phố tổ chức các đội kiểm tra dịch tễ, tiến hành khoanh vùng ổ dịch, xử lý môi trường và tuyên truyền đến người dân chủ động phòng bệnh trong cộng đồng.
Anh Phạm Lê Hùng – Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng
"Qua công tác xử lý thì chúng tôi đã kịp thời thông báo cho tổ trưởng và tổ phó để xử lý ổ dịch nhỏ, xử lý hóa chất và diệt bọ gậy trước khi phun thuốc, hóa chất. Tuyên truyền nhắc nhở cho người dân về cái cách xúc rửa dụng cụ chứa nước cứ 3 đến 5 ngày một lần để giảm bọ gậy và muỗi."
Ông Nguyễn Văn Quynh – Tổ phó Tổ 11, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
"Mình phải tuyên truyền họ, những chai, lọ không để nước úp xuống để phòng muỗi đẻ. Còn những hộ có bể cá, cây cảnh thì cương quyết xử lý."
Tính đến thời điểm hiện tại Đà Nẵng đã ghi nhận hơn 4 nghìn ca sốt xuất huyết, hơn 461 ổ dịch. Để hạn chế số ca mắc và ổ dịch phát sinh, Sở Y tế đã kiến nghị UBND TP.Đà Nẵng có biện pháp xử phạt đối với những hộ gia đình để phát sinh lăng quăng, bọ gậy, không phối hợp phun hóa chất diệt muỗi.
Bác sĩ Dương Quốc Khánh – Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
"Chúng tôi tích cực xử lý môi trường, xử lý lăng quăng, bọ gậy và xử lý muỗi. Ngoài ra khi phát hiện ra những ổ dịch thì đội xử lý môi trường của chúng tôi sẽ điều tra dịch và tới xử lý môi trường ".
SXH là bệnh lưu hành do vậy, tập trung nâng cao ý thức người dân, dập dịch sốt xuất huyết ngay tại cộng đồng bằng các biện pháp phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường, khơi thông các điểm nước tù đọng được xem là giải pháp hiệu quả để phòng bệnh./.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...