Hàng trăm người đã đăng ký hiến mô, tạng giúp lan tỏa mạnh mẽ hành động cứu người đầy ý nghĩa và nhân văn; góp phần cứu chữa người bệnh có nhu cầu.
Tại Lễ đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học do Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người(Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ đạo Phật ngày nay (chùa Giác Ngộ) tổ chức, đã có gần 600 người đăng ký hồ sơ hoàn chỉnh để hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế), để thực hiện ghép mô, tạng, cần thực hiện 4 bước gồm: chuẩn bị người cho, chuẩn bị người nhận, quá trình thực hiện ghép mô, tạng và quá trình chăm sóc y tế sau khi ghép. Khó khăn nhất trong các bước này là việc mất cân bằng giữa số lượng người cho và người nhận. Việc cần làm là có những giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc hiến mô, tạng cứu người cũng như hiến xác cho khoa học.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết: "Bất cứ người nào đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô, tạng khi còn sống, sau khi chết và hiến xác". Hiện nay, nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam là rất lớn. Cả nước hiện có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép thận. Về ghép gan, chỉ tính tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan. Hiện cả nước có khoảng 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trên 6.000 người đang chờ được ghép giác mạc và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi... Trong khi hàng trăm nghìn người có nhu cầu ghép tạng thì nguồn tạng được hiến tại Việt Nam lại rất ít và khan hiếm.
Hiện, những người sống hiến tạng chủ yếu hiến thận và một phần gan, đây là hai bộ phận vẫn có thể hoạt động tốt chức năng khi được hiến đi một phần. Còn lại hầu hết những mô và tạng khác chỉ được lấy ghép cho người bệnh khi người hiến mô, tạng qua đời hoặc bị chết não. Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống cho hơn 10 người khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và muốn đăng kí hiến tạng sau khi chết.
Phát biểu tại lễ đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa Giác Ngộ, Chủ tịch Quỹ đạo Phật ngày nay - cho biết: "Những người hiến mô, tạng khi mất đi sẽ có cơ hội chuyển sự sống cho từ 6 đến 13 người khác. Trong đạo Phật, tác động của nhân quả là có thật, việc hiến mô, tạng cứu người, hiến xác cho khoa học không chỉ là việc làm có ý nghĩa, góp phần cứu chữa người bệnh có nhu cầu, có ý nghĩa xã hội mà còn tạo được cảm giác hạnh phúc cho người hiến tạng khi thực hiện những việc làm tốt đẹp, nhân đạo".
Được biết, Quỹ đạo Phật ngày nay (chùa Giác Ngộ) phối hợp với Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người - Bộ Y tế đã 4 lần tổ chức đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học. Trong năm 2015 có hơn 250 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học, năm 2016 có 583 người đăng ký và năm 2017 có 527 người đăng ký.
Theo vtv.vn
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...