Năm nào cũng vậy, khi thời tiết trở lạnh là xảy ra những ca ngộ độc do sử dụng than để sưởi ấm. Nguyên nhân là khi đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm chật hẹp lại đóng kín cửa, than cháy sẽ đốt hết khí ôxy, sinh ra khí CO gây ngộ độc. Trong khi đó, khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, mọi người sẽ dần lịm đi mà không biết gì.
Ngộ độc khí than là do thiếu ôxy não, trong khi các tế bào chất xám chỉ huy hoạt động của con người, chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần, tình cảm, lý trí lại rất nhạy cảm với tình trạng thiếu ôxy. Vì vậy, khi ngộ độc khí than, các tế bào này sẽ tổn thương trước. Ngộ độc quá nặng sẽ gây tử vong, còn những người sống được thì lại mất trí tuệ. Càng ở phòng kín thì nguy cơ ngộ độc khí CO càng tăng. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy có điều gì đó “bất thường” cũng là lúc không còn khả năng kháng cự rồi lịm dần. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Đun nấu trong nhà dễ gây ngộ độc khí CO2
Nạn nhân bị ngộ độc khí CO sẽ có các biểu hiện như sau: Khởi đầu chỉ là các triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu. Nếu ngộ độc nhẹ thường chỉ thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, mệt mỏi, làm người bệnh dễ nhầm là bị nhiễm virut. Có người thấy da đỏ nhưng đây là triệu chứng không đặc hiệu.
Ở mức độ ngộ độc vừa: Nạn nhân thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch nhanh, thở nhanh, hoại tử cơ, thất điều.
Khi bị ngộ độc nặng thấy đau ngực, hồi hộp, mất định hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thiếu máu cơ tim, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Bệnh nhân có thể bị ngất, tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân; co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường. Nạn nhân thấy khó thở, thở trào bọt hồng. Tay chân sưng đau, nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần.
Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Người bị ngộ độc khí CO thường ở trong phòng đóng kín cửa nhưng có động cơ đang nổ như: xe máy, máy phát điện hoặc bếp than, củi… mà bệnh nhân bất tỉnh hoặc tử vong thì nghĩ ngay đến ngộ độc khí. Cần nhanh chóng mở các cửa, khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và nhanh chóng đưa đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị kịp thời vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.
Ảnh minh họa
Bản thân người đến cấp cứu nạn nhân cũng phải chú ý đảm bảo an toàn cho mình, đồng thời nhanh chóng gọi người khác hỗ trợ, gọi cấp cứu y tế như gọi 115. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.
Nếu nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.
Để phòng tránh ngộ độc thì cần phải dùng than đúng cách. Không đốt than, củi trong nhà, trong lều, không cho động cơ xe máy, ôtô... nổ máy trong phòng kể cả khi mở cửa cũng rất nguy hiểm.
Nhân viên y tế cần tăng cường tuyên truyền cho nhân dân tại địa phương về cách phòng chống rét, đặc biệt với người già và trẻ em. Cụ thể: Nhà cửa phải che chắn kỹ, chăn đệm đảm bảo đủ ấm, mặc quần áo đủ ấm trước khi đi ra ngoài.
Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo việc phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh. Nơi xếp hàng chờ khám, buồng khám, buồng điều trị phải đảm bảo kín gió, có đủ chăn đệm, lò sưởi... đảm bảo người bệnh được giữ ấm. Đồng thời, đảm bảo bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét lạnh như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột qụy, viêm đường hô hấp cấp do các loai virut đường hô hấp gây ra do thời tiết rét đậm, rét hại...
Sử dụng thiết bị sưởi thế nào để tốt cho sức khỏe?
Trời lạnh là thời điểm các bệnh viêm da cơ địa rất dễ phát sinh. Nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu với làn da khô, thô ráp, có người da nứt nẻ chảy máu rất đau. Nếu sử dụng máy sưởi làm ấm nên có một chậu nước nhỏ đặt ở góc phòng và dùng kem dưỡng ẩm cho làn da thường xuyên.
Không nên để thiết bị sưởi với nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ ngoài trời. Mức chênh lệch này chỉ nên ở trong khoảng 10 độ, tránh xảy ra tình trạng nóng - lạnh đột ngột, dễ gây cảm và các bệnh về hô hấp. Đặc biệt với trẻ nhỏ và người cao tuổi, cần giữ thân nhiệt ổn định và hạn chế tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, vì nguy cơ tai biến rất cao. Không nên đóng kín phòng khi bật thiết bị sưởi, bởi nếu quá kín thì sẽ không có sự lưu thông không khí, làm cho không khí khô nóng, dễ dẫn tới thiếu khí, ngạt thở.
Sưởi bằng than tiết kiệm chi phí nhưng là cách sưởi ấm nguy hiểm nhất là sưởi ấm trong phòng ngủ.
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...