Gần đây dư luận tỏ ra lo ngại về việc thế hệ trẻ ít quan tâm tới lịch sử, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều bạn trẻ yêu thích và đam mê lịch sử.
Mới đây hơn 300 sinh viên từ các trường khác nhau đã tham gia chương trình tranh biện “Vai trò của nhà Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam”. Chương trình có sự cố vấn của Phó GS.TS Trần Thị Vinh - Viện Sử học Việt Nam; TS Phạm Quốc Quân- Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Kịch tính trong tranh biện
Với kiến nghị "Nhà Mạc là triều đại có công trong lịch sử Việt Nam", các bạn tham gia tranh luận chia thành 2 đội đội đồng tình và đội phản bác.
Các thí sinh tranh luận về vai trò của Nhà Mạc trong lịch sử.
Mở đầu, Đinh Thúy Nga (Học viện Ngoại giao) đưa dẫn chứng ủng hộ nhà Mạc có công với đất nước, thể hiện ở 3 phương diện. Về chính trị - ngoại giao, đây là triều đại xuất hiện trong bối cảnh lịch sử rối ren, nhà Lê sơ mục nát, các phe phái đánh giết liên miên, lòng người ly tán. Thái tổ Mạc Đăng Dung lập ra triều đại mới là thuận theo sự phát triển của tự nhiên. Việc cắt đất cho nhà Minh là kế lấy lùi để tiến, thể hiện sự khôn khéo trong ngoại giao.
Thành tựu kinh tế có thể gói gọn từ những ghi chép của nhà sử học Lê Quý Đôn trong Đại Việt sử ký toàn thư: "Người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban đêm không có trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về... đường xá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to... Đặc biệt về giáo dục, trong khoảng 65 năm đóng đô ở Thăng Long, nhà Mạc tổ chức 22 khoa thi, ghi danh 485 tiến sĩ, 11 hiền tài đỗ trạng nguyên. Dù đất nước rối ren nhưng triều đình này liên tục tổ chức thi cử 3 năm một lần", Nga khẳng định.
Ở phía phản đối, sinh viên Nguyễn Đình Lương đã đưa ra quan điểm bác bỏ: "Nói Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê sơ là điều tất yếu, nhưng sau khi nhà Mạc soán ngôi thì tình hình còn rối ren hơn. Cuộc chiến Nam - Bắc triều, sự chống đối của họ Vũ ở Tuyên Quang. Triều Mạc phải đối mặt với nội chiến, ngoại bang. Nói nhà Mạc có chính sách ngoại giao khôn khéo nhưng sao vẫn phải cắt đất dâng cho nhà Minh?", Lương đặt câu hỏi.
Nguyễn Thanh Hà phản biện thêm, nói rằng giáo dục nhà Mạc có sự phát triển song đó là sự tiếp nối của nhà Lê sơ. Thi cử dưới thời này còn suy giảm hơn trước. Số tiến sĩ ở 22 năm cuối nhà Lê là hơn 500 người. Nhưng khi nhà Mạc cai trị, số nhân tài bị giảm sút. "Triều đại này không có đóng góp đáng kể trong tiến trình lịch sử Việt Nam", Hà đánh giá.
Ngoài phần tranh luận của 2 đội thi, rất nhiều khán giả đến tham dự chương trình đưa ra các dẫn chứng, câu hỏi phản bác lại ý kiến của 2 đội thi. Không khí buổi tranh biện trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Các vấn đề lịch sử xoay quanh nhà Mạc được đưa ra bàn luận và bóc tách từ nhiều góc độ khác nhau, giúp những người nghe có những hiểu biết khách quan về vương triều này trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Cuộc tranh luận còn một lần nữa khẳng định lại người trẻ Việt vẫn rất quan tâm tới các vấn đề lịch sử.
Bạn Lê Thị Huyền Trang (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn- ĐHQGHN), thí sinh tham dự tranh biện cho biết: “Lịch sử là những gì đã diễn ra, vậy nên nếu nhìn vào các vấn đề lịch sử em luôn cảm thấy tò mò và muốn khám phá nó”. Theo Trang, triều Mạc là một triều đại tuy ngắn nhưng có rất nhiều đóng góp trong tiến trình lịch sử Việt Nam, để tham dự buổi tranh luận này, cô sinh viên năm 3 đã đọc và nghiên cứu rất nhiều tài liệu về nhà Mạc.
Cùng chung niềm đam mê lịch sử, khán giả Lê Việt Hoàng, học sinh lớp 11 chuyên toán trường THPT chuyên Đại học Sư Phạm chia sẻ: “Em rất thích học lịch sử vì em nghĩ lịch sử có thể ứng dụng được trong cuộc sống, em thấy mở mang đầu óc khi đọc các sách về lịch sử và cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, các cuộc tranh luận về lịch sử để có thêm hiểu biết”. Hiện Hoàng cũng đang là chủ nhiệm CLB “History for every one” về sử học tại trường. Khi được hỏi về bí quyết để có hiểu biết sâu rộng về lịch sử, Hoàng cho biết, bạn thường bắt đầu từ những vấn đề thú vị, sống động, quan trọng là phải có niềm yêu thích, tính tự lập là điều quan trọng khi học sử.
Bạn Nguyễn Thanh Hà, sinh viên năm 3 ngành Sư phạm sử, thí sinh tham gia tranh biện cho biết: Ngày nay nhiều bạn sinh viên không mấy hứng thú với ngành sử, bởi ngay trong chính các trường Sư phạm đào tạo đội ngũ giáo viên sử cũng chưa có những đổi mới phù hợp để nâng cao chất lượng giáo viên dạy sử của nước nhà. Kiến thức có nhưng các sinh viên ngành sử gặp khó khăn trong cách giảng dạy, truyền cảm hứng cho người nghe. Sinh viên đôi khi còn chưa thoát khỏi 2 chữ thành tích, các quán photo sau trường được coi là “bách khoa toàn thư” trong mỗi kì thi. “Tuy nhiên với mình thì sử học có một sức hấp dẫn riêng, nó giúp mình có thể nhìn nhận vấn đề 1 cách toàn diện, sâu sắc", Hà chia sẻ.
Dấu hiệu vui cho nền sử học nước nhà!
Nói về buổi tranh luận, phó Giáo sư- Tiến sỹ Trần Thị Vinh cho biết: Cô cảm thấy mừng và ấn tượng khi xem trực tiếp phần tranh luận của các bạn sinh viên về vai trò của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Các bạn thí sinh tham gia sôi nổi và thẳng thắn đưa ra ý kiến của mình, dù còn có chỗ được và chưa được nhưng đó cũng là một dấu hiệu vui cho nền sử học nước nhà. Phải có sự hiểu biết sâu sắc, đầu tư công sức tìm tòi, các bạn thí sinh mới có thể tự tin bảo vệ quan điểm của mình đến cùng như vậy.
Phó Giáo sư- Tiến sỹ Trần Thị Vinh cùng TS Phạm Quốc Quân phấn khởi chụp ảnh lưu niệm cùng thí sinh.
Được hỏi về vấn đề ngày nay khá nhiều người trẻ bàng quan trước lịch sử, PGS-TS Trần Thị Vinh cho rằng người trẻ chưa quay lưng với lịch sử dân tộc, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ rất yêu sử, buổi tranh luận này là một minh chứng rõ ràng. Vấn đề là làm thế nào để đưa lịch sử đến gần hơn với công chúng nói chung và những người trẻ chưa yêu lịch sử nói riêng, cần có một sự đầu tư cân xứng với vai trò vị thế của lịch sử.
Nhiều bạn trẻ yêu thích môn sử tuy nhiên lại không dám thi do chịu nhiều áp lực từ gia đình, xã hội như cơ hội việc làm ít, mức lương sau khi ra trường thấp, không đảm bảo đời sống và công việc nghiên cứu. Thêm vào đó là cách truyền tải lịch sử hiện nay còn khô khan chưa hấp dẫn được người trẻ luôn yêu cái mới và sự hiện đại.
“Người trẻ yêu và quan tâm tới các vấn đề lịch sử thực sự đáng quý cần biết cách trân trọng và phát huy”- Phó GS.TS Trần Thị Vinh khẳng định.
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...