Hôm nay 1/3, đồng loạt giá của 1.887 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 37/TT-BYT-BTC của liên bộ Y tế- Tài chính. Để chuẩn bị cho việc áp dụng viện phí mới, các bệnh viện đã rà soát lại các dịch vụ, điều chỉnh phần mền công nghệ thông tin tính giá viện phí.
Hình minh họa.
Hôm nay 1/3, đồng loạt giá của 1.887 dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 37/TT-BYT-BTC của liên bộ Y tế- Tài chính. Để chuẩn bị cho việc áp dụng viện phí mới, các bệnh viện đã rà soát lại các dịch vụ, điều chỉnh phần mền công nghệ thông tin tính giá viện phí.
Riêng tại 9 BV trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Răng Hàm mặt Trung ương, Răng hàm mặt TP HCM, Nội tiết, Phụ sản Trung ương, Tai Mũi Họng Trung ương, Mắt Trung ương sẽ tính luôn cả lương bác sĩ (các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1/7).
Trao đổi với phóng viên báo chí, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, BV đã chuẩn bị cho việc tăng giá viện phí. Người dân đến khám dù khám theo đối tượng nào, từ có thẻ BHYT, không thẻ BHYT hay khám theo yêu cầu đều không gặp bất cứ khúc mắc gì trong việc thanh toán khám chữa bệnh. Phần mềm tính toán cũng đã được cập nhật để tiện trong việc tính toán, chi trả của bệnh nhân.
Cũng theo TS Hùng, “lần điều chỉnh giá này là cho nhóm có thẻ bảo hiểm y tế vì thế không gây xáo trộn gì nhiều. Ngày xưa, quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cho 3 đồng thì nay cho 4 đồng- hoàn toàn liên quan đến cơ sở khám chữa bệnh và bảo hiểm, bệnh nhân không phải bỏ tiền túi ra”, ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, với bệnh nhân đồng chi trả, phần đóng góp có tăng thêm nhưng không đáng kể. Người dân chính là đối tượng được hưởng lợi với việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Lý do vì các bệnh viện buộc phải thay đổi, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì người dân mới đến, tạo sức ép rất lành mạnh cho các cơ sở khám chữa bệnh thay đổi. Bệnh viện có thêm nguồn tài chính sẽ quay lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị. Nếu người bệnh không tin tưởng, bỏ đi cơ sở khám chữa bệnh khác thì bệnh viện sẽ thiệt thòi nhất
PGS.TS Phan Như Hiệp- phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cũng đồng quan điểm này, và cho rằng chiếc thẻ BHYT chính là “phao cứu sinh” của người bệnh khi giá dịch vụ y tế điều chỉnh. Có thẻ BHYT thì người dân yên tâm khám chữa bệnh và chỉ trả phần đồng chi trả rất ít. Tại Bệnh viện, khoảng gần 80% bệnh nhân đến khám chữa bệnh là bệnh nhân có thẻ BHYT
Tại BV Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, chỉ khoảng 50% là bệnh nhân khám BHYT, nhưng số điều trị nội trú thì đến gần 95% là có BHYT. Với nhóm khám bệnh ngoại trú, kê đơn, điều trị ngoại trú chi phí không nhiều, nên dù nhiều người bệnh có thẻ BHYT nhưng vẫn vượt tuyến, bỏ tiền túi khám bệnh. Còn với bệnh nhân điều trị nội trú chi phí lớn nên hầu hết đều chuyển tuyến. Đặc biệt tại Thái Nguyên, có đến 88% dân có BHYT nên dù giá có tăng cao, người dân được BHYT chi trả nên không tác động nhiều.
Trả lời báo chí liên quan đến việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, TS Phạm Lương Sơn- Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, có những thông tin cho rằng giá viện phí tăng từ 2-5 thậm chí 7 lần. Tuy nhiên để xác định được số lượng tăng giá dịch vụ lần này, chúng ta phải căn cứ vào từng nhóm. Nhóm dịch vụ y tế tăng không cao là tiền khám tăng từ 2-3 lần, có nhóm tiền giường hoặc tiền giường hồi sức khi kết cấu chi phí tiền lương vào có thể tăng hơn 3 lần; cá biệt có một vài dịch vụ kỹ thuật giá có thể cao hơn nhưng phụ thuộc vào trong kết cấu của giá dịch vụ đó chi phí nhiều hay ít… “Người có bảo hiểm y tế sẽ thụ hưởng công bằng hơn trong chăm sóc sức khỏe bởi giá dịch vụ sẽ bằng nhau ở tất cả các khu vực, vùng miền. Thứ hai, người dân không phải trả thêm bằng tiền túi các loại vật tư y tế, các loại thuốc đã được kết cấu đúng, đủ vào trong giá dịch vụ y tế. Thứ ba, chắc chắn các loại kỹ thuật, chất lượng phục vụ y tế sẽ tăng lên” - ông Phạm Lương Sơn chia sẻ.
Theo phân tích của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, thời gian đầu, những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế, phải tự chi trả viện phí vẫn thực hiện theo mức giá cũ. Tuy nhiên, trong tương lai mức giá này cũng sẽ áp dụng cho cả người không có thẻ. Vì thế, Bộ Y tế mong muốn người dân tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt mua theo hộ gia đình để được giảm mức đóng. Mức đóng bảo hiểm y tế cao nhất hiện này là 621.000 đồng, người thứ 2 chỉ phải đóng 70% là khoảng 435.000 đồng, người thứ 3 chỉ phải đóng 60% khoảng 372.000 đồng, từ người thứ 5 trở đi chỉ phải đóng 40% khoảng 248.000 đồng...
Một vấn đề mà nhiều người quan tâm là liệu mức đóng BHYT có tăng khi giá viện phí tăng hay không. Ông Phạm Lương Sơn cho biết: “Vấn đề này còn phụ thuộc vào luật Bảo hiểm y tế hiện tại. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định, trong những năm thực hiện BHYT, do công tác quản lý tốt hơn, chủ động hơn, chúng ta đã tích lũy nguồn kinh phí đáng kể, đủ để đảm bảo trả chi phí gia tăng lần này. Chúng tôi đặt mục tiêu, cho đến hết năm 2017, giá của thẻ BHYT sẽ không thay đổi tới đợt điều chỉnh giá tiếp theo”.
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...