Công tác hòa giải ở cơ sở có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, là hoạt động không thể thiếu được trong công tác vận động quần chúng, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở địa phương.
Hiện nay, toàn tỉnh có 2.094 tổ hoà giải với 15.229 hoà giải viên. Trong đó, người có trình độ Đại học chiếm 2,83%, người có trình độ Cao đẳng chiếm 44,8%, người có trình độ Trung cấp chiếm 52,4%. Thành phần tổ hoà giải bao gồm: Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố 1.908, bí thư chi bộ 1.914, Ban Công tác Mặt trận 1.090, Hội Phụ nữ 2.091, Hội Nông dân 1.533, Đoàn Thanh niên 1.857, Cựu Chiến binh 1.692, Hội Người cao tuổi 1.801, còn lại là các đối tượng khác. Các tổ hoà giải và hoà giải viên đều được UBND xã ra quyết định công nhận theo quy định của pháp luật. |
Sau khi tổ hoà giải được kiện toàn, Phòng Tư pháp cấp huyện đã chủ động tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hoà giải viên tạo điều kiện thuận lợi để hoà giải viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Từ năm 2004 - tháng 6/2015, các tổ hoà giải đã thực hiện hoà giải 134.951 việc, số vụ việc hòa giải thành 111.404 (chiếm tỷ lệ 82,3%). Công tác hòa giải đã giúp cho mỗi công dân thấy rõ trách nhiệm của mình trước lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Chính thông qua hoạt động hoà giải, số vụ việc phải đưa ra các cơ quan nhà nước giải quyết giảm đáng kể. Đơn thư khiếu nại, tố cáo và "điểm nóng" được hạn chế hơn nhiều. Kết quả hoà giải góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân cũng như giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu ngân sách nhà nước. Xét về bản chất hoà giải cũng chính là hình thức thích hợp để giải quyết tận gốc, mang tính giáo dục cao đối với các trường hợp chưa cần thiết đưa đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Ngoài ra, hoà giải còn là một cách thức hết sức tự nhiên, đơn giản để đưa pháp luật đến với mỗi người dân, giáo dục con người tình nhân ái, sống có trách nhiệm và tuân theo pháp luật trong tinh thần hoà hợp cộng đồng.
Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã tổ chức thành công 2 đợt thi hoà giải viên giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh và có thí sinh tham gia hoà giải viên giỏi ở Trung ương. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc phổ biến giáo dục pháp luật, trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức pháp luật về hoà giải đến đội ngũ hoà giải viên trong toàn tỉnh. Thông qua các hội thi đã tuyên truyền cho cán bộ nhân dân hiểu biết thêm về vai trò, ý nghĩa của công tác hoà giải, tạo ý thức tôn trọng pháp luật, tăng cường sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày 20/6/2013, Quốc hội đã ban hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Để thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 20/10/2011 về tăng cường công tác hòa giải và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 11/11/2013 triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Hiện nay, tại các xã, phường, thị trấn công tác tuyên truyền triển khai pháp luật được cấp uỷ chính quyền quan tâm. 100% các tổ hòa giải, hòa giải viên sau khi được củng cố, kiện toàn hàng năm đều được học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải. Nhiều xã, phường, thị trấn làm tốt công tác này như: Đông Quý, Đông Trung (Tiền Hải); Vũ Hội, Tân Phong (Vũ Thư); Bình Định, Thanh Tân, Thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương); Đồng Phú, Phong Châu (Đông Hưng); Thái Hòa, Thụy Liên (Thái Thụy); Quỳnh Sơn, An Mỹ (Quỳnh Phụ); Hoàng Diệu, Kỳ Bá (Thành phố Thái Bình); Hòa Tiến, Thái Hưng (Hưng Hà).
Từ nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm về công tác hòa giải được ngành Tư pháp và UBND các cấp đặc biệt quan tâm. Ngành Tư pháp đã biên tập và phát hành 8.000 cuốn tài liệu giới thiệu nội dung của Luật, 5.500 cuốn sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hoà giải viên, kịp thời in ấn 3.000 cuốn Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở, 300 cuốn sổ tay công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của Bộ Tư pháp cấp phát tới tất cả các tổ hoà giải trong toàn tỉnh; đã in hàng vạn tờ rơi, tờ gấp giới thiệu trích dẫn những quy định của pháp luật liên quan đến công tác hoà giải để làm tài liệu cho các hoà giải viên.
Hằng năm đều tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tư pháp các cấp về những nội dung liên quan đến công tác quản lý chỉ đạo hoạt động hoà giải, Trung tâm Trợ giúp pháp lý phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh tổ chức nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ cho tổ trưởng tổ hoà giải và hoà giải viên là hội viên của các tổ chức hội. Phòng Tư pháp các huyện, thành phố hàng năm đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ trưởng hoà giải. In ấn và phát hành nhiều tài liệu cần thiết để cung cấp cho các tổ hoà giải. Các xã, phường, thị trấn đã tổ chức tập huấn bằng nhiều hình thức khác nhau và cung cấp những tài liệu có liên quan trong các sách báo, tạp chí để phục vụ cho công tác hoà giải.
Liễu Lập
Sở Tư pháp Thái Bình
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...