Phiên tòa buổi sáng khép lại trong cái nắng chói chang tháng Bảy, song những giọt nước mắt lăn dài chạy theo nếp nhăn nơi khóe mắt của người phụ nữ ở cái tuổi ngũ tuần cứ ám ảnh tâm trí tôi.
Phút bồng bột của tuổi nhỏ
Sinh ra trên quê lúa Thái Bình, hạnh phúc đến với chị cũng chỉ được tày gang với người chồng quê tận Tây Ninh. Khi cuộc sống không còn tiếng nói chung, anh đi bước nữa còn chị được quyền nuôi con trai. Hai mẹ con bồng bế nhau về với ông bà ngoại nơi miền quê lúa. Cứ tưởng cuộc sống bình yên bắt đầu từ đây khi có ông bà, mẹ con cùng xum họp với làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Chị chỉ cần cố gắng một tháng cho đủ công làm, đủ chuyên cần để trang trải cho cuộc sống mà một mình chị phải bươn chải nuôi đủ 4 miệng ăn….Vậy mà lại có 1 ngày hôm nay tôi gặp chị trên phiên tòa với tư cách là đại diện của cháu Đ- người bị Tòa án Nhân dân huyện T, tỉnh Thái Bình truy tố về tội Trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nhận được đơn tố giác tội phạm của xã KX, huyện T, tỉnh Thái Bình, qua quá trình điều tra và thu nhận thông tin, cơ quan tiến hành tố tụng đã có đủ chứng cứ khởi tố vụ án trộm cắp tài sản mà con trai chị, cháu Đ là chủ mưu và cầm đầu. Sau phút đầu hoảng loạn khi nhận được Điện khẩn từ phía cơ quan điều tra, chị bình tĩnh hơn khi được các chú công an giới thiệu đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (TGPL) tỉnh Thái Bình thuộc Sở Tư pháp Thái Bình để được trợ giúp cho con trai chị đang vướng vòng lao lý. Sau khi nhận được Công văn đề nghị tham gia của Trợ giúp viên pháp lý vì đối tượng cháu Đ khi tham gia phạm tội mới 16 tuổi 6 tháng là người chưa thành niên cùng Đơn yêu cầu Trợ giúp pháp lý của chị, ngay trong ngày Trung tâm TGPL đã cử Trợ giúp viên tham gia vụ án để bước đầu tạo niềm tin vào pháp luật cho chị và cháu Đ.
Bước đầu tham gia tiếp xúc với cháu Đ, Trợ giúp viên nhận thấy: Cháu Đ sau khi theo mẹ về ở với ông bà ngoại, do là công dân mới hòa nhập vào cộng đồng làng xóm nên đã bị một nhóm bạn xấu rủ rê lôi kéo và dụ dỗ dẫn đến phạm tội . Còn về bản chất trong sâu thẳm người làm trợ giúp tin cháu Đ là con người lương thiện. Cháu trình bày: Trong 1 lần đi chơi tình cờ qua nhà bà NG gần xóm thấy không có ai ở nhà. Quan sát, Đ thấy cửa chính không khóa, cửa sau lại hé mở Đ đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản. Đ đi cửa sau vào nhà bà NG và mở tủ lấy được 2 chỉ vàng bốn số 9 và 25.000.000 triệu đồng. Sau đó Đ dùng số tiền trên mua cho những đứa bạn khốn khổ cùng cảnh của mình, đứa thì chiếc áo, đứa thì cái quần, rồi lại mua thức ăn khi cả bọn lên cơn đói hay lúc thì cho đứa bạn của mình tiền để tiêu vặt, chứ Đ không hề biết giấu tiền đi đâu hay mua cho gia đình cái gì cả.
Sau khi tiếp nhận thông tin vụ án từ cơ quan tiến hành tố tụng và từ cháu Đ, Trợ giúp viên thực sự thấy rất đáng thương cho cháu Đ chỉ vì phút bồng bột của tuổi nhỏ mà vướng vòng lao lý. Buổi đầu tiếp xúc cháu còn e dè, sợ sệt chỉ biết cúi mặt và khóc rồi miệng cứ hỏi “Cô ơi, liệu cháu có được đi học nữa không ạ?”. Với sự ân cần và thương cảm của Trợ giúp viên, cháu Đ đã phấn chấn hơn và kể rành mạch từng chi tiết trong vụ án của cháu.
Ngay sau khi biết con mình phạm tội, gia đình cháu Đ đã bồi thường, khắc phục hậu quả cho người bị hại trong vụ án với nguyên 2 chỉ vàng và 20.000.000 đồng. Nhận thấy đây là tình tiết có lợi cho cháu Đ, Trợ giúp viên cùng gia đình cháu Đ đã đến nhà người bị hại để hỏi thăm, xin lỗi và thuyết phục được người bị hại viết đơn không yêu cầu bồi thường thiệt hại và xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho cháu Đ.
Rất may cho cháu Đ là ở trường cháu là học sinh chăm ngoan, có lực học khá tốt nên rất được sự quan tâm từ cô giáo chủ nhiệm và các bạn cùng trang lứa, Ngay sau khi biết tin em vướng phải pháp luật, cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn cũng có đơn gửi cơ quan tiến hành tố tụng về thành tích học tập, rèn luyện và ý thức của em tại Nhà trường để xin giảm nhẹ hình phạt cho em Đ.
Trợ giúp viên vào cuộc
Cảm thông với hoàn cảnh của gia đình cháu Đ, Trợ giúp viên tự nhủ sẽ cố gắng bảo vệ được quyền lợi trọn vẹn cho cháu. Sau khi nghiên cứu, xem xét hồ sơ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan đến vụ án và thu thập thêm chứng cứ có lợi cho bị cáo, đặc biệt là tình tiết giảm nhẹ và nhân thân cho cháu Đ. Trong bài bào chữa cho cháu Đ, Trợ giúp viên đã đưa ra những lập luận:
Thứ nhất, tại thời điểm thực hiện phạm tội, bị cáo Đ mới đủ 16 tuổi 6 tháng, đây là độ tuổi chưa phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần nên bị cáo không thể lường trước được hết hậu quả mà hành vi phạm tội của mình gây ra hay ngay cả khi thực hiện xong hành vi trộm cắp thì bị cáo cũng có những hành vi rất ngây ngô như: Mua áo khoác hay quần cho bạn, rồi có khi lại mua thức ăn để thõa mãn cơn đói của cái tuổi đang lớn.
Thứ hai, bị cáo thực hiện được hành vi phạm tội dễ dàng như vậy, lỗi một phần do người bị hại không làm tốt trong khâu quản lý tài sản.
Thứ ba, gia đình bị cáo chưa thực sự quan tâm đến bị cáo. Vì cháu mới về với làng xóm nên chưa biết gì, chưa biết ai xấu ai tốt, gia đình cháu, mẹ cháu chưa sát sao đến sở thích và nhu cầu của bị cáo.
Căn cứ khoản 1 Điều 138 BLHS, Điểm b, h, p Khoản 1 Điều 46 BLHS, Khoản 2 Điều 46 BLHS, Điều 60 BLHS đề nghị cho bị cáo Đ được hưởng án treo để cháu được trở về gia đình tiếp tục học tập và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Qua những căn cứ pháp lý và lập luận của Trợ giúp viên, Hội đồng xét xử đã nghiên cứu và xem xét lưỡng hình phạt cho bị cáo Đ. Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa tuyên bị cáo Đ được hưởng án treo 10 tháng.
Lời vị thẩm phán vừa tuyên xong cả hội trường vỗ tay reo hò, vui mừng khôn xiết nhất là mẹ cháu và cháu Đ, ông bà ngoại của bị cáo. Lại một lần nữa tôi hướng xuống phía cuối hội trường là giọt nước mắt đang lăn nhanh hơn trên khuôn mặt đã héo hắt vì lo lắng nhiều của chị - người mẹ ấy giờ đây đã vững tin hơn vào pháp luật và quan tâm hơn đến con trai tội nghiệp của mình. Ôm con trai trong vòng tay, chị hướng mắt về phía tôi và nói: “ Cảm ơn em, cảm ơn Trợ giúp pháp lý nhiều lắm”.
Phiên tòa đã kết thúc vào lúc tan tầm nắng oi ả và tôi nhìn được ở đó niềm hạnh phúc của chị, của cháu Đ, của bố mẹ chị. Đó cũng là niềm hạnh phúc, là trách nhiệm của những Trợ giúp pháp lý như tôi, mang công bằng cho xã hội.
Phạm Hoàn
Sở Tư pháp Thái Bình
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...