Từ trước đến nay, đa số người dân đều đến lúc ốm hoặc ốm nặng mới đi mua BHYT, nhiều gia đình chỉ chọn mua BHYT cho những người ốm, người bị bệnh mạn tính, chưa có ý thức mua cho toàn bộ thành viên trong gia đình để phòng khi ốm đau và chia sẻ rủi ro cho người khác.
Cổng TTĐT Chính phủ nhận được phản ánh của bà Nguyễn Thanh Thuỷ (Hà Nội) về những quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT liên quan đến tham gia BHYT theo hộ gia đình. Theo quy định mới, tất cả các thành viên trong gia đình phải tham gia BHYT, trừ những người đã tham gia BHYT theo hình thức khác. Khi mua thẻ BHYT theo hộ gia đình, người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất, từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Như vậy, 1 hộ gia đình có 5 người sống tại Hà Nội thì người đầu tiên mua với giá 621.000 đồng, người thứ hai mua với giá bằng 70% người đầu, người thứ ba là 60%, người thứ tư là 50%, người thứ năm trở đi là 40%. Như vậy, hộ gia đình có 4 người, chi phí mua BHYT cả năm hơn 1,7 triệu đồng; hộ có 5 người chi phí gần 2 triệu đồng. Những người tham gia BHYT tự nguyện chủ yếu là lao động phổ thông, điều kiện kinh tế khó khăn mà số thành viên chưa tham gia BHYT đông. Bên cạnh đó, với quy định mới, khi đăng ký mua BHYT tự nguyện, cá nhân đăng ký phải khai đầy đủ thông tin các thành viên trong hộ gia đình về số thẻ và loại hình tham gia (ví dụ BHYT học sinh, sinh viên, hưu trí…). Yêu cầu như vậy khiến thủ tục tham gia BHYT càng trở nên rắc rối. Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội có ý kiến như sau: Luật BHYT vừa được Quốc hội thông qua với một trong những mục tiêu lớn là tiến tới BHYT toàn dân. Mục tiêu đó nhằm giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, giảm mức chi trả từ tiền túi của người dân, chia sẻ rủi ro, bảo đảm an sinh xã hội… Từ trước đến nay, đa số người dân đều đến lúc ốm hoặc ốm nặng mới đi mua BHYT. Sở dĩ phải "luật hóa" việc tham gia BHYT theo hộ gia đình là để khắc phục tình trạng nhiều gia đình chỉ chọn mua BHYT cho những người ốm, người bị bệnh mạn tính, chưa có ý thức mua cho toàn bộ thành viên trong gia đình để phòng khi ốm đau và chia sẻ rủi ro cho người khác. Điều này dẫn đến việc quỹ BHYT cho đối tượng tự nguyện luôn bội chi; mục đích chia sẻ rủi ro của bảo hiểm chưa đạt được. Gia đình là tế bào của xã hội và bản chất của BHXH không phải quỹ tương trợ, mà đó là cơ chế tài chính để chia sẻ rủi ro giữa cộng đồng những người tham gia. Vậy thì ngay bản thân trong hộ gia đình các thành viên phải có trách nhiệm đối với nhau, sau đó có trách nhiệm với cộng đồng, rồi từ đó cộng đồng mới có trách nhiệm với cá nhân. Thời gian tới, cơ quan BHXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, tổ chức các cuộc đối thoại để lắng nghe và giải thích các băn khoăn của người dân về BHYT, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký, mua BHYT. Bên cạnh đó sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tiết giảm các thủ tục khám, chữa bệnh, đáp ứng được mong muốn của người dân. Nguồn tin : Chinhphu.vn |
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...