Khác với dạy học ở các trường phổ thông, đối với giáo viên Trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình, nỗi vất vả của họ dường như không thể kể hết. Những năm qua, các thầy cô nơi đây vẫn không quản khó nhọc, ngày ngày lặng lẽ chở những chuyến đò ấm áp tình thương đưa bao thế hệ học trò kém may mắn hòa nhập cộng đồng, giúp các em có thêm niềm tin, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Và người ta gọi họ bằng cái tên trìu mến: Những giáo viên “đặc biệt”.
Không giống như các ngôi trường khác, những giáo viên này họ dạy học bằng điệu bộ nhiều hơn giọng nói
Không giống như giảng dạy học sinh bằng giọng nói, sợi dây kết nối lớn nhất trong lớp học văn hóa chuyên biệt dành cho học sinh khiếm thính chính là sự kiên trì, sự cảm thông, thấu hiểu.Các thầy cô giáo phải tùy theo đặc điểm dạng tật của mỗi học sinh mà nắm bắt tâm lý, tạo phương pháp linh hoạt, thậm chí có những giáo án, bài tập dành riêng cho từng em.
và học sinh trao đổi với thầy cô cũng vậy
Cô giáo Trần Diệu Linh, khoa Văn hóa chuyên biệt, trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình: Không chỉ là kiến thức trên lớp, chúng tôi còn đóng vai trò như những người mẹ trong gia đình, dạy cho các con từ cách chăm sóc bản thân, những suy nghĩ, cảm xúc để các con có thể giao tiếp, hòa đồng với các bạn. |
Gần 300 học sinh tại trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình ở đủ mọi dạng tật khác nhau, từ khiếm thính, tới các chứng bệnh như chậm phát triển, bại não, thiểu năng trí tuệ, tăng động, tự kỷ,... Dạy học và chăm sóc trẻ bình thường đã không hề dễ, thì đối với học sinh khuyết tật càng vất vả gấp nhiều lần. Nếu không có tình yêu thương thì khó có thể làm tốt được.
Những lớp học đặc biệt
những học trò đặc biệt
và phương pháp dạy cũng đặc biệt hơn
Cô giáo Nguyễn Thị Thu, khoa Văn hóa chuyên biệt: Đối với học sinh ở đây, các bạn ấy rất tình cảm. Khi mỗi ngày chỉ cần dạy cho các cháu biết thêm một chút, một chút thôi là đã rất vui rồi. |
Em Bùi Kim Chi, học sinh lớp 9, trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình: Đến trường em rất vui, biết nhiều điều hay, biết làm toán, biết viết chữ, nhiều bài học rất tuyệt vời. Em rất yêu các bạn, yêu thầy cô giáo. Sau khi học xong, em sẽ rất nhớ ngôi trường này. |
Không chỉ được học văn hóa, học sinh tại trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình còn được dạy nghề may, mộc – điêu khắc, tin học, và được giới thiệu hoặc tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Suốt hành trình gắn bó với trẻ khuyết tật, điều trăn trở lớn nhất của thầy cô giáo nơi đây là tìm cách để xoa dịu những thiệt thòi của các em, giúp các em tiến bộ mỗi ngày, hòa nhập với cộng đồng.
Không chỉ học văn hóa
các em học sinh còn được học nghề
tùy theo năng lực của bản thân
Thầy giáo Bùi Nam Thắng, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình: Nhà trường rất mong muốn các cấp các ngành tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để các thầy cô được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, và các em học sinh khuyết tật được tiếp cận nhiều hơn các chính sách, chế độ để giúp các em sớm ổn định trở thành người có ích cho xã hội sau này. |
Từ mái trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình các em khôn lớn, trưởng thành
Tình yêu thương của những người cha, người mẹ thứ hai đã biến mái trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình thành ngôi nhà chung cho những trẻ em kém may mắn. Và chính từ tình yêu thương ấy sẽ dần lấp đầy khoảng trống, khoảng thiếu hụt với các em, trở thành điểm tựa để các em khôn lớn, trưởng thành.
Hà My
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...