Trong lớp thanh niên xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, có một đơn vị đặc biệt – trung đội nữ lái xe trên đường Trường Sơn. Những cô gái mới tuổi đôi mươi lái những chiếc xe Zin, xe Gát vượt núi băng rừng, tải thương tải đạn trong suốt những năm tháng ác liệt nhất.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ với một nữ lái xe thuộc Binh trạm 12 ngày ấy, để nghe bà kể lại những năm tháng chiến đấu và kỷ vật vô giá được Bác Hồ gửi tặng.
Chúng tôi tìm về xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để gặp gỡ với bà Phạm Thị Phàn – người nữ lái xe Trường Sơn thuộc C2, Binh trạm 12, Đoàn 559. Dáng người nhỏ bé, giọng nói hào sảng, bà Phàn ôn lại những kỷ niệm một thời khi chiến đấu ở Trường Sơn.
Năm 1969, trước yêu cầu của chiến trường, Bộ Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ cho Binh trạm 9, Binh trạm 12 tuyển gấp một số nữ thanh niên xung phong lập đội lái xe vận tải tuyến hậu phương để hỗ trợ các khu vực cửa khẩu. Cô gái Phạm Thị Phàn khi ấy người bé nhỏ, chỉ hơn 40kg nhưng luôn xung phong dẫn đầu đoàn xe.
Bà Phạm Thị Phàn: Chúng tôi toàn đi đêm chứ đi ban ngày là máy bay địch phát hiện ra ngay. Bởi cây cối đã bị bom đạn làm gãy đổ, trụi lá, nhiều cây bị cưa chỉ còn ngang cây. Chúng tôi vượt qua nhiều cao điểm, trong đó Cao điểm 050 là khó khăn và ác liệt nhất, nó cao lắm. Chúng tôi lái xe vượt cao điểm 050 không thể đi số 2 mà phải đi số 1.
Tiếp tục câu chuyện, bà Phàn kể: Đêm 2/4/1969, đoàn xe nhận nhiệm vụ vượt qua Cổng Trời (Quảng Bình). Biết đối phương sắp đánh tọa độ, tôi cùng đồng đội lao nhanh vượt qua cao điểm Cổng Trời. Sau chuyến đi này, tôi và một anh trong đơn vị được Bác Hồ tặng chiếc đồng hồ Poljiot mà đến giờ tôi vẫn giữ làm kỷ vật. Cầm chiếc đồng hồ trên tay, bà Phàn xúc động tâm sự: “Lúc ấy cũng rưng rưng nước mắt. Mừng là mình được đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Việc được thưởng chiếc đồng hồ là động lực lớn để tôi tiếp tục cố gắng hoàn thành nhiệm vụ”.
Biệt danh Phàn “còi” lái xe giỏi trên những cung đường Trường Sơn huyền thoại được đồng đội đặt cho. Chính hành động dũng cảm, mưu trí của bà đã tạo động lực, tiếp thêm tinh thần cho các đoàn xe nối đuôi nhau vượt qua “mưa bom, bão đạn”.
Chiến tranh kết thúc, bà Phàn trở về quê chồng ở xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy, tích cực lao động sản xuất, là hậu phương vững chắc cho chồng, con.
Ông Trần Đức Thắng, Chủ tịch Hội CCB xã Thái Thuần, huyện Thái Thụy nhận xét: Trong quân ngũ, bà Phàn là người sôi nổi, về địa phương bà vẫn giữ tính cách đó nên rất tích cực tham gia các phong trào địa phương, tham gia xây dựng Hội cựu chiến binh địa phương.
Sau 50 năm giữ gìn chiếc đồng hồ được Bác Hồ gửi tặng, bà đã trao lại cho Bảo tàng tỉnh Thái Bình với mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về một thời hoa lửa. Đối với và Phạm Thị Phàn, chiếc đồng hồ mãi là kỷ vật vô giá để bà tự hứa sẽ tiếp tục học Bác ở những điều giản dị nhất.
Ninh Thanh
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...