Những nông dân số

Thứ 3, 12/07/2022 | 00:00:00
2,044 lượt xem

Bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, nhiều nông dân ở tỉnh Thái Bình đã thay đổi tư duy, cách làm để tiệm cận gần hơn với nền nông nghiệp thông minh. Từng bước tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, những nông dân này trở thành những tỷ phú, triệu phú từ chính đồng đất quê hương.

Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh, ông Thái có thể chăm sóc cho vườn dưa dù ở bất cứ nơi nào

Canh tác 1.500 m2 dưa lưới nhưng ông Thái không tất bật như nhiều nông dân khác. Những phần việc nặng nhọc nhất như bón phân, chăm sóc, tưới nước đều được tự động. Với một chiếc điện thoại thông minh, ông có thể chăm sóc dưa lưới ở bất cứ nơi nào. Việc cung cấp nước tưới cho toàn bộ vườn dưa được thực hiện chỉ bằng một thao tác. 



Ông Nguyễn Thái, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: “ Hệ thống điều khiển bằng điện thoại di động quá tiện lợi có khi mình đi làm việc khác nhưng vấn kiểm soát được nhà mình cây có thiếu nước hay không mình sẽ tự điều khiển được và bớt được bao nhiêu công thời gian”


Ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi cũng đang mang lại hiệu quả cao 

Không chỉ trong trồng trọt, việc ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi cũng đang được nhiều chủ trang trại tận dụng sức mạnh công nghệ để vừa đạt hiệu quả chăn nuôi cao nhất, vừa giảm sức lao động. Như tại trang trại của ông Thủy, trên diện tích 8ha, với 11 chuồng nuôi gà, lợn thương phẩm, ông Thủy chủ trang trại chỉ phải thuê thêm 5 lao động. Bởi tất cả các chuồng nuôi được xây dựng theo quy mô khép kín, với hệ thống cho ăn, hệ thống nước uống hoàn toàn tự động. 


Ông Phạm Xuân Thủy, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư: “ Một chuồng nuôi khoảng 15.000 con gà chỉ cần 1 người thôi hoặc 1 người có thể làm được tới 2, 3 chuồng. Chăn nuôi khép kín này rất hiệu quả, gần như là kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.”


Ứng dụng công nghệ số khiến việc tiêu thụ nông sản trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn 

Nông nghiệp hiện đại, việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đang trở thành xu thế tất yếu của đại đa số nông dân. Hiện nay, hơn 90% hộ nông dân trong tỉnh đã có điện thoại thông minh. Ngoài gọi, nghe, nhắn tin… bà con đã biết ứng dụng tiện ích của điện thoại thông minh để giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Đây là một thuận lợi trong công tác chuyển đổi số và số hóa nông dân.



Ông Trần Văn Trà, HTX chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên, huyện Tiền Hải: “ Năm 2021 thì anh em trong ban quản trị HTX đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm trứng vịt biển của chúng tôi. Đến bây giờ thì lượng tiêu thụ rất lớn được nhiều người biết đến và không đủ cung cấp ra thị trường”

 

Tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nông dân Thái Bình từng bước bắp nhịp chuyển đổi số. Đây cũng là tiền đề căn bản để ngành nông nghiệp Thái Bình được chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...