Phương thức tấn công mạng đòi tiền chuộc đã xuất hiện tại Việt Nam hơn 4 năm trở lại đây, tuy vậy khi cơn sốt tiền kỹ thuật số bùng nổ trở lại, số vụ tấn công mạng cũng liên tục gia tăng với hình thức đa dạng hơn, có sự chọn lọc mục tiêu, nhắm tới các đơn vị, doanh nghiệp lớn.
Thời gian gần đây, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội liên tục xử lý nhiều nguồn tin về nhóm tin tặc đã gửi hàng loạt các thư điện tử rác tới các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam với nội dung đe dọa đã chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân và đòi tiền chuộc bằng tiền kỹ thuật số cụ thể là Bitcoin, nếu không sẽ phát tán thông tin, hình ảnh nhạy cảm lên mạng. Đây chỉ là một hình thức mà tin tặc sử dụng nhằm đánh vào tâm lý nạn nhân
Ông Nguyễn Công Cường – Giám đốc Trung tâm Giám sát và phản ứng trên không gian mạng – Công ty An ninh mạng Viettel Giống như có tật giật mình, hacker rải trên diện rộng, có những người bản chất có tật thì sẽ giật mình, thực ra để khẳng định tin tặc có những hình ảnh đấy hay không thì không có cơ sở. |
Ngoài ra, mã hóa dữ liệu cũng là hình thức mà tin tặc sử dụng phổ biến. Theo thống kê của Bkav, năm 2020 ghi nhận hơn 2 triệu lượt tấn công mã hóa dữ liệu trong đó, tin tặc đòi tiền chuộc bằng tiền kỹ thuật số. Do đặc tính ẩn danh, khó truy vết và thanh toán không biên giới nên tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa là công cụ mà tin tặc thường lợi dụng để thanh toán giao dịch trong các vụ tấn công mạng
Ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu mã độc, Tập đoàn Công nghệ Bkav Con số này vẫn tăng lên khoảng 10% mỗi năm, chứng tỏ loại mã độc này vẫn đang rất phổ biến, nguy cơ lớn đối với người sử dụng máy tính tại Việt Nam. |
Trên thế giới, nền tảng tiền kỹ thuật số cũng là mục tiêu tấn công mà tin tặc thường hướng đến. Dạng tấn công này chưa xuất hiện nhiều tại nước ta, tuy vậy sẽ là mối lo ngại trong tương lai khi mà mới đây Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu thí điểm tiền kỹ thuật số.
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn – Trưởng Lab Blockchain, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông An toàn thông tin là yếu tố cốt lõi cho nền tảng tiền nói chung, kể cả tiền mã hóa và tiền kỹ thuật số pháp định do Nhà nước ban hành, đấy là yêu cầu tối thiểu và thông thường người ta dùng công nghệ blockchain để đảm bảo độ tin cậy về dữ liệu , các thông tin giao dịch trên hệ thống |
Tiền kỹ thuật số là xu thế tất yếu nhưng cũng đặt ra những thách thức về an toàn, bảo mật. Do vậy, ngoài các giải pháp kỹ thuật, trang bị hệ thống an ninh mạng đầy đủ và sao lưu dữ liệu dự phòng thì chính mỗi cá nhân, tổ chức cũng cần nâng cao hơn nữa nhận thức về an toàn thông tin để bảo vệ chính mình trước sự biến hóa khôn lường của tội phạm mạng trong kỷ nguyên số.
Nguồn TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...