Theo lộ trình số hóa truyền hình mặt đất, ngày 15-6-2016 được đánh dấu là sự kiện khởi đầu quá trình “khai tử” truyền hình mặt đất phát theo công nghệ tương tự (analog).
Sơ đồ thu sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2. - Ảnh tư liệu
Hai đợt tắt sóng analog đầu tiên được tiến hành trong năm 2016 là vào các ngày 15-6 và 15-8. Mặc dù chỉ có 23 tỉnh, thành bị ảnh hưởng nhưng hai đợt tắt sóng này được coi là có tính chất quyết định tới sự thành công của đề án số hóa truyền hình vì nó ảnh hưởng đến 50% dân số Việt Nam.
Khi đó, những người dân ở các khu vực trên - hiện đang thu sóng truyền hình công nghệ tương tự bằng ăng-ten gắn trực tiếp vào tivi (sản xuất trước tháng 4-2014) - sẽ không xem truyền hình được nữa. Vì các kênh này đã bị tắt sóng và chuyển sang phát công nghệ số mặt đất, chuẩn DVB-T2. Muốn xem được, người dân phải mua tivi mới (sản xuất sau tháng 4-2014) đã được tích hợp sẵn đầu thu DVB-T2.
Những người dùng đang sử dụng các dịch vụ truyền hình trả tiền hiện nay như: truyền hình cáp (SCTV, HTVC, VTVCab, FPT, Viettel, VNPT), truyền hình vệ tinh (VTC, AVG, HTV, K+) không bị ảnh hưởng bởi việc tắt sóng tương tự mặt đất.
Theo Sách trắng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện có 12,5 triệu hộ gia đình đang dùng truyền hình công nghệ tương tự (analog) và 3,5 triệu hộ đang dùng đầu thu mặt đất DVB-T (là chuẩn công nghệ cũ), chủ yếu tập trung ở nông thôn, miền núi. Như vậy, khi chuyển sang số hóa truyền hình quy mô toàn quốc, 16 triệu hộ nói trên sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, việc số hóa công nghệ truyền hình, ngưng phát công nghệ truyền hình cũ analog, phát sóng công nghệ truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T2 đem đến cho khán giả nhiều tiện ích đa dạng, trong khi chi phí đầu thu rất thấp.
Trước hết, số lượng kênh thu được rất nhiều. Tùy theo thông số kỹ thuật, mỗi tần số phát bằng công nghệ DVB-T2 sẽ có thể phát đến vài chục kênh truyền hình. Khi đó, số đài mà khán giả thu được miễn phí không phải là khoảng 10 kênh như trước đây, mà có thể hơn số 100 kênh và nhiều hơn nữa.
Khán giả truyền hình có thể xem không tốn tiền tất cả các đài trung ương phát quảng bá, đài các cơ quan như Quốc hội, Quốc phòng và có thể tất cả các kênh địa phương…
Bên cạnh đó, truyền hình số chuẩn DVB-T2 cũng sẽ làm khoảng cách giữa truyền hình trả tiền và truyền hình miễn phí ngắn lại. Người dân có thêm lựa chọn xem hàng trăm kênh truyền hình như truyền hình trả tiền nhưng lại không phải trả phí hàng tháng.
Truyền hình DVB-T2 sẽ chỉ thua truyền hình cáp ở những kênh nước ngoài và những kênh truyền hình cáp tự sản xuất. Điều này cũng sẽ khiến các công ty truyền hình trả tiền phải nâng cao chất lượng dịch vụ và có thể hạ giá thành sản phẩm.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...