Google đã bắt đầu đưa vào khai thác hệ thống trí tuệ nhân tạo thế hệ thứ hai mang tên TensorFlow. Nhờ vào nó, Google Photos có thể phát hiện ra khu vực dựa trên điểm nổi tiếng hoặc các đặc tính bức ảnh, chẳng hạn như dãy núi Vườn quốc gia Yosemite.
TensorFlow là hệ thống trí tuệ mới được Google áp dụng cho một số dịch vụ - Ảnh: AFP
Các sản phẩm khác của Google đang sử dụng TensorFlow bao gồm Google Search, ứng dụng nhận dạng giọng nói và Google Translate. Bằng cách biến TensorFlow thành mã nguồn mở, Google cho phép bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể sử dụng nó để cải thiện hệ thống. Điều đó có nghĩa là, nó mở ra tiềm năng giúp các sản phẩm Google trở nên thông minh hơn, mang lại kết quả tìm kiếm tốt hơn, trong khi các ứng dụng bên thứ ba trở nên hữu ích hơn nhiều.
Hiện Google từ chối bình luận về thông tin này, nhưng trang Techinsider đã cung cấp cho người dùng những thông tin cơ bản về TensorFlow.
Cách thức hoạt động
Cách dễ hiểu nhất về phương pháp tiếp cận của hệ thống trí tuệ nhân tạo TensorFlow chính là khả năng nhận dạng hình ảnh. Trong năm 2011, Google đã tạo ra máy học DistBelief để xác định những gì trong một bức ảnh bằng cách nhận ra các mẫu nhất định. Ví dụ, nó sẽ tìm kiếm ria với độ dài nhất định để xem hình ảnh của một con mèo.
Hệ thống này được xây dựng bằng cách sử dụng hệ thống tăng cường. Về cơ bản, máy học này sẽ đưa ra hình ảnh và hỏi liệu đó có phải là hình một con mèo. Nếu máy học này xác nhận đúng, hệ thống sẽ chấp nhận. Còn nếu xác định là sai, hệ thống sẽ điều chỉnh để nhận dạng với các mẫu khác trong một hình ảnh để tìm kết quả đúng nhất trong lần hỏi tiếp theo.
Nhưng TensorFlow là một khái niệm xa hơn bằng cách sử dụng công nghệ máy học chuyên sâu, hoặc một mạng lưới thần kinh nhân tạo bao gồm nhiều lớp. Về cơ bản, TensorFlow chứa tất cả các lớp dữ liệu, gọi là nút, để tìm hiểu rằng hình ảnh đó có phải là một con mèo hay không. Lớp đầu tiên sẽ yêu cầu hệ thống tìm kiếm một cái gì đó như xác định hình dạng chung trong bức ảnh. Hệ thống sau đó di chuyển để tập hợp các dữ liệu tiếp theo, chẳng hạn như tìm kiếm bàn chân trong bức ảnh.
Việc di chuyển hệ thống từ nút tới nút được thực hiện để biên dịch đầy đủ thông tin có trên hình ảnh để khẳng định đó là hình một con mèo. Đó là một dòng chảy tensor (một khái niệm toán trong lý thuyết trường) nên được gọi tắt là TensorFlow.
Tiềm năng của TensorFlow
Trên blog của mình, Google cho biết “TensorFlow nhanh hơn, thông minh hơn và linh hoạt hơn hệ thống cũ của chúng tôi (DistBelief), do đó nó có thể được điều chỉnh dễ dàng hơn với các sản phẩm mới và giúp quá trình nghiên cứu diễn ra thuận lợi hơn”.
Tiềm năng mà TensorFlow mang lại cho cuộc sống là đầy hứa hẹn - Ảnh: Google
Theo Kiến Văn ( Báo Thanh niên)
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...