Hậu TPP, phải sử dụng tên miền đúng mục đích

Thứ 7, 17/10/2015 | 07:49:09
664 lượt xem

Càng tăng trưởng về tên miền và nhất là sau khi Hiệp định TPP được thông qua, các vụ việc tranh chấp tên miền được dự báo sẽ càng gia tăng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Hiện tại, VN đang có hơn 300.000 tên miền ".vn", tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và thứ 7 châu Á. Một khi gia nhập TPP, cùng với các lĩnh vực khác, việc đăng ký, sử dụng tên miền, cũng như sở hữu bản quyền sẽ phải tuân thủ thông lệ, quy định quốc tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

TPP, tên miền, tranh chấp, VNNIC

"Các chủ thể đăng ký tên miền phải đảm bảo tên miền được sử dụng đúng mục đích, không xâm phạm quyền và lợi ích của các bên, để bảo vệ mình khi gia nhập cộng đồng", ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) nhấn mạnh. Nói cách khác, chủ thể không được lợi dụng tên miền để gây ảnh hưởng, hiểu nhầm, không đăng tải nói xấu đến đối thủ cạnh tranh, hoặc gây ảnh hưởng chung đến cộng đồng khi sử dụng tên miền của mình.

Và để tự bảo vệ mình trong thời hội nhập, các chủ doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ cũng phải đăng ký sớm tên miền để khi có tranh chấp, sẽ căn cứ vào nội dung đăng ký trên website để làm chứng cứ. Theo VNNIC, các nhóm tên miền dễ tranh chấp nhất là nhóm tên miền thương mại .com.vn, .vn và các tên miền theo xu hướng trùng tên doanh nghiệp ở các địa phương, sản phẩm địa phương, tên miền theo tên chung lĩnh vực như bánh đậu xanh, nước mắm, nhà hàng...; 

Việc tên miền trùng hoặc giống với tên thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tên tác giả, tác phẩm là vấn đề thường gặp khi giải quyết các vụ việc tranh chấp tên miền. Tại Việt Nam, do đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về vấn đề này nên việc giải quyết tranh chấp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các chuyên gia trong và ngoài nước đều nhất trí rằng, dù không can thiệp vào nguyên tắc bất biến của ngành công nghiệp tên miền là “first come first serve” (đăng ký trước đáp ứng trước) nhưng việc Việt Nam đang sử dụng biện pháp hành chính để xử lý tranh chấp tên miền là chưa phù hợp với thông lệ chung quốc tế.

Nhận ra thực tế đó, Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ để giải quyết hài hoà vấn đề giữa quyền và lợi ích của các bên khi xung đột xảy ra.

Nguyên tắc chung của Dự thảo Thông tư liên tịch là việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ có áp dụng biện pháp buộc thay đổi thông tin, thu hồi tên miền ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, phải phù hợp, thống nhất với các quy định pháp luật về công nghệ thông tin, về tài nguyên viễn thông cũng như việc giải quyết tranh chấp tên miền, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền được quy định tại Luật Công nghệ thông tin và Luật Viễn thông. Đây cũng là điểm mà các chuyên gia pháp lý hàng đầu của quốc tế khuyến nghị đối với Việt Nam.

Việc yêu cầu xử lý và thu hồi tên miền trong thực tế tại VN đang có bất cập, dù quan điểm của VNNIC là không phân biệt tên miền "nội" hay quốc tế. Nhưng rõ ràng, với các tên miền không phải thuộc quyền quản lý quốc gia thì việc xử phạt và thu hồi lại thuộc thẩm quyền các cơ quan quốc tế.

Hơn nữa, trong tranh chấp có liên quan đến tên miền quốc tế thì việc phán quyết của Tòa có hiệu lực hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu các bên tham gia tranh chấp đều là chủ thể ở VN thì Tòa án VN có quyền phán quyết, nhưng nếu một trong 2 bên chủ thể lại thuộc quốc gia khác thì phán quyết sẽ không có hiệu lực.

                                                                                                                                                                       T.C

Vietnamnet.vn

                                                                                                                                                                

Nguyên tắc chung của Dự thảo Thông tư liên tịch là việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ có áp dụng biện pháp buộc thay đổi thông tin, thu hồi tên miền ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, phải phù hợp, thống nhất với các quy định pháp luật về công nghệ thông tin, về tài nguyên viễn thông cũng như việc giải quyết tranh chấp tên miền, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền được quy định tại Luật Công nghệ thông tin và Luật Viễn thông. Đây cũng là điểm mà các chuyên gia pháp lý hàng đầu của quốc tế khuyến nghị đố



  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...