Bố mẹ có con tự kỷ thường có cảm giác bé bị nhốt trong bức tường cô độc mà họ không thể nào bước vào được. |
Bức tường vô hình giữa bé tự kỷ và bố mẹ
Tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Việt Nam, số trẻ có biểu hiện tự kỷ đến khám tăng cao, trung bình 60-70, có ngày lên đến hơn 100 trẻ. Theo số liệu năm 2014 từ BS.Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, mỗi tháng, trong 1.500-1.600 trẻ đến khám thì có khoảng 300 trẻ có dấu hiệu tự kỷ cần can thiệp - đây là con số khá cao.
Nỗi khổ của bố mẹ có con tự kỷ không chỉ dừng lại ở chi phí chữa trị, sự khó khăn khi nuôi dạy con, mà ở thử thách về mặt tâm lý. Theo nghiên cứu “Journal of Autism and Developmental Disorders” (2014) của Marshal Mailick Seltzer, chuyên gia ngành Xã hội học thuộc Đại học Wisconsin – Madison (Hoa Kỳ), bố mẹ có con bị tự kỷ phải đối phó với hàng loạt vấn đề về mặt cảm xúc: lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, sợ sệt, cô đơn, trầm cảm…
Họ luôn gặp cảm giác bất lực, muốn bỏ cuộc, vì chứng kiến con luôn bị nhốt trong “bức tường” cô độc, mà họ có làm cách nào cũng không thể “đập vỡ bức tường” đó để đến gần với con. Một tiếng gọi “bố, mẹ” cũng là một chặng đường dài để dạy cho bé tự kỷ biết. Cảm giác bất lực trước bức tường cảm xúc do bệnh tự kỷ gây ra cho bé làm tăng thêm áp lực và căng thẳng cho gia đình có trẻ tự kỷ thêm nhiều lần.
Khả năng giao tiếp xã hội thực chất là một kỹ năng khá phức tạp. Giao tiếp bằng ánh mắt, biểu hiện cảm xúc, trò chuyện… là những bài học đầu đời của một đứa bé. Với trẻ tự kỷ, giao tiếp nói chung, đặc biệt giao tiếp bằng mắt, thực sự là một thử thách. Thực tế, để nhận biết trẻ tự kỷ, một trong những cách dễ nhất là xem bé có thể giữ giao tiếp bằng mắt với bố mẹ hơn 2 giây không. Đánh mất kỹ năng giao tiếp, bé tự kỷ đồng thời không học được cách mở cánh cửa hoà nhập thế giới.
Hy vọng cho trẻ tự kỷ và gia đình
Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ các em cải thiện cách thức giao tiếp với thế giới? Có một rào cản lớn là những thiết bị giúp cải thiện giao tiếp cho bé tự kỷ thường đắt tiền và ít kỹ thuật viên biết sử dụng thành thục. Trong khi đó, có đến 60 triệu người hiện nay trên thế giới bị mắc chứng tự kỷ, trong đórất ít nhận được sự giúp đỡ để cải thiện giao tiếp.
Nhằm giúp đỡ các trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp, Samsung Electronics phối hợp cùng các nhà nghiên cứu & thiết kế đến từ Đại học Quốc gia Seoul và Yonsei, đã cho ra mắt ứng dụng có tên gọi “Look at me” để giúp đỡ các bé tự kỷ cải thiện giao tiếp bằng mắt . Với ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, bố mẹ có thể cài đặt dễ dàng, miễn phí vào điện thoại hoặc máy tính bảng và giúp bé tham gia khoá huấn luyện giao tiếp ảo ở bất cứ đâu, nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Nền tảng khoa học để xây dựng ứng dụng ý nghĩa này được GS. Chung KyongMee, Khoa Tâm lý, ĐH Yonsei giải thích, “Trẻ em mắc triệu chứng tự kỷ gặp khó khăn khi đọc biểu hiện của gương mặt, nhưng lại thường biết cách sử dụng những thiết bị điện tử và thích thú khi được sử dụng chúng. Vì lý do đó, rất dễ đồng ý với ý tưởng cải thiện giao tiếp cho bé tự kỷ bằng cách sử dụng thiết bị thông minh.”
Bé tự kỷ sẽ được hướng dẫn tham gia trò chơi nhận diện cảm xúc trên gương mặt |
Bé tự kỷ sẽ tương tác với ứng dụng “Look at me” qua những bài học kéo dài 15 phút trong suốt 8 tuần. Các bé sẽ được tiếp xúc những bài học hữu ích về âm thanh, tình huống giao tiếp, nhận diện cảm xúc trên gương mặt (Hạnh phúc, Giận dữ, Buồn, Vui , Ghét và Tham lam) qua 4.000 mẫu dữ liệu từ nhiều người khác nhau. Từ đó, bé dần dần “đập vỡ bức tường tâm lý”, bắt đầu hiểu cách bộc lộ những cảm xúc của bản thân mình. Điều đáng nói ở đây là chính bố mẹ các bé cũng có thể cùng tham gia những bài học từ ứng dụng “Look at me”, xóa bỏ rào cản ngăn cách giữa bố,mẹ và các bé . Dần dần, bé sẽ làm quen với cách bày tỏ cảm xúc với những người xung quanh, nhờ đó tình trạng tự kỷ của bé cũng được cải thiện đáng kể.
|
Ứng dụng “Look at me” mở ra hy vọng cho các bé tự kỷ về khả năng giao tiếp. |
Trong thử nghiệm trên 19 bé vào tháng 7.2014 trong 8 tuần tại Hàn Quốc, 60% bé tham gia cho thấy tiến bộ khi giao tiếp bằng mắt với bố mẹ. “Look at Me” mở ra một hy vọng mới cho các bé tự kỷ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, về một cơ hội “bước ra khỏi bức tường cô độc” kết nối và giao tiếp với cộng đồng.