Mạng xã hội là nơi người dùng có thể phát biểu ý kiến cá nhân, tuy nhiên việc bình luận hay đăng ý kiến sai sự thật có thể dẫn đến khả năng bị trừng phạt nặng, trang tin news.com.au (Úc) đưa tin ngày 26.8.
Mạng xã hội Twitter - Ảnh: Reuters |
Các luật sư đã lên tiếng cảnh báo sau đợt gia tăng lượng khách hàng bị tố cáo vì tội xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội.
Cựu học sinh Trường trung học Orange (Úc), anh Andrew Farley là người dùng Facebook từng bị cuốn vào vụ kiện vì tội phỉ báng giáo viên cũ.
Như rất nhiều người dân Úc, anh Farley đã rất ngây thơ khi cho rằng mạng xã hội Facebook và Twitter sẽ là nơi an toàn để anh thoải mái đăng tải những bất bình của anh về giáo viên âm nhạc Christine Mickle.
Thẩm phán đã phán xét những gì Farley đăng trên trang cá nhân của anh là “những cáo buộc sai sự thật” về giáo viên 58 tuổi. Những lời lẽ của Farley đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cô giáo và khiến cô “trở nên suy sụp”, Daily Telegraph (Úc) đưa tin.
Farley buộc phải đóng phạt 105.000 đô la Úc (74.700 USD) để đền bù thiệt hại cho cô giáo. Đây cũng là vụ kiện được xử đầu tiên tại Úc liên quan đến mạng xã hội Twitter.
Đầu năm 2015, tại khu vực phía Tây nước Úc, một phụ nữ bị buộc phải trả 12.500 đô la Úc (8.800 USD) cho người chồng của cô sau khi cáo buộc ông sai sự thật. Theo đó, bà tung tin rằng ông đã ngược đãi bà.
Mặc dù đây là những trường hợp đầu tiên bị đem ra tòa án xét xử, nhưng trong tương lai sẽ có nhiều vụ án tương tự xảy ra, phía luật sư dự đoán.
Mạng xã hội đang góp phần thay đổi bức tranh con người phỉ báng nhau ở Úc, các luật sư Úc nhận định.
“Internet có đủ mọi tầng lớp người dùng, hằng ngày họ đăng các lời bình luận về nhau trên các diễn đàn. Do đó, mạng xã hội ngày càng chất chứa nhiều yếu tố phỉ báng nhau, trong đó bao gồm cả Facebook và Twitter, làn sóng xỉ vả nhau trên mạng xã hội ngày càng dâng cao”, một vị luật sư ở Úc cho biết.
Một công ty luật cho biết trong năm tài chính 2014, đã có 48% cuộc điều tra về các bài viết trên mạng xã hội, phần lớn có liên quan đến các bài viết, dòng trạng thái (status) đăng trên Facebook.
Ngay cả giới ngôi sao cũng không thể tránh khỏi các vụ kiện tụng xuất phát từ những phát ngôn bất cẩn trên mạng xã hội.
Năm 2009, hãng thực phẩm giảm cân Siegal Cookie Diet (Mỹ) đã khởi kiện Kim Kardashian sau khi cô đăng dòng trạng thái với cả triệu người theo dõi cô trên Twitter cho rằng hãng này đã quảng cáo sai sự thật về sản phẩm của họ. Công ty này đã rút đơn kiện sau khi đạt được thỏa thuận với cô “Kim siêu vòng ba”.
Các luật sư cho biết không phải vụ xúc phạm trên mạng nào cũng diễn biến phức tạp và dẫn đến kiện tụng. “Trong một số trường hợp, việc tháo bỏ lời lẽ xúc phạm và bày tỏ một lời xin lỗi là quá đủ để ngăn chặn một người có khả năng khởi kiện bạn”, vị luật sư tư vấn thêm.
Theo Hoàng Uy
Thanh niên
|
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...